Foam là gì? Đặc điểm và ứng dụng của Foam

Là đứa con “sinh sau đẻ muộn” của ngành sản xuất nệm giường, nhưng Foam đã chứng minh được các đặc điểm vượt trội của mình so với các nguyên liệu truyền thống như cao su hay bông ép bởi tính đàn hồi cao và trọng lượng nhẹ dễ di chuyển. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những gì bạn cần biết về loại nguyên liệu này, cùng tìm hiểu thôi!

1. Foam là gì? Có đặc điểm gì?

Foam là một nguyên liệu có nguồn gốc từ mủ cao su tự nhiên, đã xuất hiện từ những năm 500 TCN. Sau này khi nhận thấy được tiềm năng của nguyên liệu này, con người đã tìm ra cách để tạo ra Foam tổng hợp. Thành phần chính của Foam tổng hợp bao gồm polyol, polyisocyanate, H2O.

Bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 20, Foam bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Nhật Bản là đất nước đầu tiên áp dụng việc sử dụng nguyên liệu này vào việc sản xuất giường nệm. Đến đây chắc hẳn bạn sẽ có câu hỏi, vậy nệm Foam là đệm gì? 

Nệm Foam là loại nệm được sản xuất từ hai loại Foam phổ biến là PU Foam và Memory Foam. Với công nghệ sản xuất hiện đại, để tối ưu trải nghiệm cho người dùng thì hiện nay nhiều hãng nệm còn sản xuất các dòng nệm Hybrid, kết hợp giữa chất liệu Foam và một số chất liệu khác như cao su tự nhiên để tạo thành các dòng nệm có cấu trúc đa lớp đem lại độ thoải mái và nâng niu tối đa.

Vậy nệm foam có tốt không? Chắc chắn những ai đã từng trải nghiệm loại nệm này đều có thể kể ra những đặc điểm vô cùng nổi trội của nệm foam như có trọng lượng rất nhẹ và có độ bền cao. Nhưng ngoài ra thì nệm foam nói riêng cũng như vật liệu foam nói chung có một số đặc điểm có thể kể đến như sau: 

  • Đầu tiên không thể không nhắc tới độ bền cao của chất lượng này. Ông bà thường nói “Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong”, và câu nói này vô cùng chính xác để mô tả loại vật liệu này. Mặc dù có cấu trúc xốp nhiều lỗ hổng, nhưng foam lại là một chất liệu có cấu trúc ổn định, độ bền cao. Nhiều sản phẩm làm từ foam như gối chữ U, nệm foam đều được công nhận là vẫn giữ được chất lượng như ban đầu dù trải qua thời gian sử dụng lâu dài, tránh được tình trạng xẹp lún. Kể cả khi được nén lại để sử dụng cho những mục đích khác thì Foam cũng vẫn có thể giữ nguyên hình dạng của mình trong thời gian lên tới 5-7 năm.
  • Bề mặt mịn, không thô cứng cùng độ đàn hồi vượt trội là đặc điểm không thể phủ nhận của loại chất liệu này. Không phải tự nhiên mà Foam được lựa chọn trở thành nguyên liệu sản xuất rất nhiều các dòng nệm hiện đại. Với độ nâng đỡ hoàn hảo và tính đàn hồi tốt dù có bị tác động một lực mạnh hay chịu trọng tải lớn; nệm foam đàn ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều gia đình.
  • Nhờ có đặc tính của chất liệu, nệm foam là dòng nệm có thể kháng được gần như tất cả các loại chất hoá học, chống cháy chống biến đổi giúp đảm bảo an toàn tối đa cho bạn và gia đình. Đặc biệt đặc tính này sẽ vô cùng hữu ích đối với những gia đình có không gian sống khép kín hoặc trong các khu tập thể, chung cư.
Foam là gì? Có đặc điểm gì?
Foam là gì? Có đặc điểm gì?

2. Phân loại chất liệu foam

Sau khi tìm hiểu Foam là gì, hãy cùng đi tìm hiểu phân loại chất liệu Foam trong phần dưới đây!

2.1. PU Foam

Polyurethane Foam, hay thường được gọi bằng tên gọi quen thuộc hơn là Pu Foam; là một chất liệu được cấu thành từ các chất polyol, isocyanate cùng các hoá chất bổ sung như chất tạo bọt. Đây là loại foam có cấu tạo với mật độ bọt xốp linh hoạt tuỳ theo độ cứng cần thiết của sản phẩm cuối cùng. Với đặc điểm cách âm, cách nhiệt và kháng cháy, PU Foam có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Một số ứng dụng thường thấy của PU Foam có thể kể tới là cách âm chống ồn, cách nhiệt cho các kho hàng bảo quản lạnh. Trong lĩnh vực thời trang, PU Foam còn được ứng dụng để sản xuất giày da. Với các loại nệm PU Foam, các hãng nệm Nhật Bản như Inoac Aeroflow hay Oyasumi là những cái tên sáng giá bạn nên xem tham khảo khi muốn trải nghiệm một giấc ngủ ngon trên chiếc nệm PU Foam êm ái.

2.2. Memory Foam

Memory Foam, hay còn có thể gọi là mút hoạt tính là một trong những phát hiện đánh dấu bước tiến lớn trong ngành sản xuất nội thất như ghế, sofa hay nệm ngủ. Cái tên (Memory – Ghi nhớ) đã nói lên đặc điểm nổi bật nhất của loại foam này.

Nếu bạn ấn tay hoặc đặt một vật nặng lên bề mặt nệm mà khi nhấc ra, hình dáng của tay hoặc vật nặng đó được lưu lại trên mặt nệm trong vòng 3 đến 10 giây tiếp theo thì đó chính là một chiếc nệm làm từ memory foam. Chắc hẳn nếu bạn để ý thì hiện nay đây là loại vật liệu được sử dụng vô cùng phổ biến.

Với các đặc điểm nổi bật như khả năng tán lực giảm áp suất, không có mùi khó chịu, chống nước chống ẩm mốc, đây là vật liệu để sản xuất ra nhiều dòng nệm foam phổ biến. Ngoài ra để tăng độ thoái mái cho người dùng, các nhà sản xuất nệm còn nghiên cứu ra các phương pháp tinh chế memory foam, mỗi phương pháp lại đem lại một lợi ích riêng:

  • Phương pháp Gel Memory Foam: Nếu nơi bạn ở có khí hậu nóng ẩm thì các dòng nệm Foam có tích hợp công nghệ Gel Memory sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Memory foam kết hợp cùng các hạt gel sẽ có công dụng hấp thụ nhiệt, giúp người sử dụng có một giấc ngủ thoáng đãng mát mẻ, đặc biệt phù hợp với những người hay bị mồ hôi trộm hoặc nóng trong. 
  • Phương pháp sản xuất nệm Gel Memory Foam Lumbar Support: Với công nghệ Gel Memory Foam Lumbar Support, các dòng nệm áp dụng công nghệ sản xuất này được thiết kế nhằm hạn chế đau lưng khi người nằm ngủ sai tư thế. Đây sẽ là sản phẩm thích  hợp với những người hay trở mình khi ngủ, những người hay bị đau cổ vai gáy hoặc có vấn đề về xương khớp. Nếu bạn đang gặp các tình trạng trên, hãy tham khảo ngay các dòng nệm foam được sản xuất với công nghệ này nhé!
  • Phương pháp tích hợp Charcoal Gel: Đúng như cái tên, công nghệ này sẽ tích hợp than hoạt tính và Gel cùng vật liệu Foam giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể khi ngủ và tăng khả năng kháng khuẩn cho giường nệm – nơi bạn sẽ tiếp xúc liên tục nhiều tiếng một ngày. Gel trong các loại nệm này thường chứa nước và gel với tỷ lệ 7:3, từ đó tăng khả năng hấp thụ nhiệt độ cơ thể và tản nhiệt ra xung quanh, giúp bạn có một giấc ngủ ngon cả vào những ngày nóng oi bức.
Memory Foam
Memory Foam

2.3. PVC Foam

Một nguyên liệu khá là khác biệt trong các loại Foam phổ biến hiện nay là Poli Vinyl Clorua – C2H3C Foam hay còn gọi ngắn gọn là PVC Foam. Đây là loại Foam cứng được cấu thành từ các thành phần như nhựa PVC, Foam, bột gỗ cùng một số hóa chất phụ gia, sau đó ép thành dạng tấm để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. 

So với các chất liệu như gỗ, nhôm thì PVC Foam có độ cứng cơ học không hề kém cạnh nhưng lại có một ưu điểm là giá thành rẻ hơn tương đối và vẫn có một số đặc điểm nổi bật của Foam như chống cháy và cách âm. Nhờ có các đặc điểm này, PVC Foam thường được dùng để làm tấm chắn cách âm, lót mặt sàn cùng nhiều công dụng khác.

2.4. PE Foam

Loại Foam cuối cùng mà Goodnight muốn giới thiệu đến các bạn đọc trong bài hôm nay chính là PE Foam. Nếu bạn từng thấy hoặc sử dụng các miếng mút xốp trắng để bọc hàng hoá thì rất có thể đó chính là PE Foam. Đặc điểm của chất liệu này là mềm và có tính đàn hồi cao. Chất liệu này thường được sản xuất thành dạng tấm mỏng dài, áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cách nhiệt – điện như sản xuất vỏ dây điện.

Ngoài ra, như đã đề cập phía trên, PE Foam còn được dùng để sản xuất các mút xốp bảo quản hàng hóa dễ vỡ. Một số ưu điểm khác có thể nhắc tới của PE Foam là rất nhẹ, thân thiện với môi trường và rẻ nên được áp dụng rất rộng.

Nệm foam có thực sự phù hợp với nhu cầu của bạn? Tìm hiểu thêm các thông tin liên quan tại các bài viết dưới đây:

3. Ưu và nhược điểm của chất liệu foam 

Trong phần trên, Goodnight đã phân tích rất chi tiết cho các bạn về Foam là gì, đệm foam là gì cũng như giới thiệu một số loại foam phổ biến trên thị trường hiện nay. Tiếp theo đây hãy cùng phân tích về các ưu điểm cũng như điểm yếu của loại vật liệu này nhé.

3.1. Ưu điểm

Nhờ có cấu tạo đặc biệt và các công nghệ sản xuất hiện đại, các sản phẩm làm từ nguyên liệu foam có các ưu điểm vô cùng nổi bật:

  • Độ nâng đỡ tối ưu cho cơ thể: Đây là đặc điểm được rất nhiều người đánh giá cao của chất liệu Foam. Ưu thế về khả năng hỗ trợ cơ thể, sức khỏe người dùng thông qua việc nâng đỡ các vùng tiếp xúc, tăng lưu thông khí huyết và hỗ trợ cột sống chính là đặc điểm nổi bật khiến nhiều người tin dùng các sản phẩm nệm foam thay vì các chất liệu khác. Đây là dòng nệm chắc chắn sẽ đáp ứng được kể cả những yêu cầu khó tính nhất.
  • Thân thiện với môi trường: Nguyên liệu sản xuất cũng như quá trình sản xuất của chất liệu Foam vô cùng thân thiện với môi trường. Đồng thời chất liệu này cũng không hề có mùi, không cần các bước xử lý đặc biệt sau khi sản xuất, các loại nệm foam không chỉ thân thiện với môi trường mà còn rất nhẹ dịu an toàn cho làn da và sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt phù hợp với những ai có độ nhạy cảm cao với các tác nhân có thể gây dị ứng.
  • Trọng lượng nhẹ: Các loại nệm foam thường nhẹ hơn các dòng nệm từ bông ép hoặc đặc biệt là cao su nhiều, vô cùng thuận tiện cho việc di chuyển nệm hoặc vệ sinh. Dù nhẹ nhưng nệm foam lại có độ bám mút rất tốt dù giường nhà bạn có chất liệu bằng gỗ hay cao su. Đây sẽ là điều kiện đảm bảo an toàn phù hợp với các gia đình có trẻ nhỏ, đồng thời giúp bạn và gia đình có giấc ngủ yên.

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, foam vẫn có những nhược điểm nhất định. Các dòng nệm foam có nhược điểm gì? Goodnight đã tổng hợp cho bạn rồi đây!

Nhược điểm lớn nhất của các dòng nệm foam có lẽ nằm ở giá thành. Hầu hết các dòng nệm foam sẽ có mức giá từ 6-10 triệu trở lên, có phần cao hơn so với đệm bông ép truyền thống. Nhưng mức giá này là hoàn toàn hợp lý với công nghệ sản xuất hiện đại với các công nghệ áp dụng để hoàn thiện trải nghiệm khách hàng một cách tối ưu. Với độ bền đảm bảo ổn định trong 5 đến 7 năm thì mức giá này cũng không phải là điều quá đáng cân nhắc phải không nào?

4. Ứng dụng của Foam

Với chất liệu linh hoạt và nhiều ưu điểm như foam, rất nhiều lĩnh vực đã sử dụng chất liệu này trong sản xuất. Có thể kể tới một số ứng dụng nổi bật như sau:

4.1. Lĩnh vực chăn ga gối đệm

Thật không khó hiểu khi foam được coi là chất liệu vàng trong ngành sản xuất các sản phẩm hỗ trợ phòng ngủ. Tất các các tính chất và ưu điểm của loại nguyên liệu này đều vô cùng phù hợp để tạo ra các sản phẩm nệm với chất lượng cao và phù hợp với nhiều yêu cầu của người dùng. Hơn thế đây còn là chất liệu vô cùng thân thiện với sức khỏe của người dùng. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các thương hiệu nệm foam nổi bật và được tin dùng bởi nhiều người tiêu dùng thông thái. Để có thể tham khảo thêm thông tin cũng như trải nghiệm trực tiếp các dòng nệm này, bạn có thể tham khảo tại website hoặc showroom của Goodnight nhé! 

Chuyên về các dòng nệm với nguyên liệu và công nghệ sản xuất chuẩn nước ngoài, Goodnight có thể đảm bảo sản phẩm sẽ đến tay bạn với chất lượng tốt nhất và các ưu đãi cũng như chính sách hỗ trợ có lợi nhất cho bạn. 

Sau đây là một số sản phẩm nệm foam nổi bật đang được phân phối tại Goodnight

Nệm foam Goodnight Hachi 15cm với thiết kế bề mặt lượn sóng giúp giảm đau nhức, phù hợp với nhiều kích cỡ giường.

Dòng nệm foam Goodnight Hachi với kích cỡ đa dạng, giảm đau nhức tốt
Dòng nệm foam Goodnight Hachi với kích cỡ đa dạng, giảm đau nhức tốt

Nệm foam Goodnight Eva với chất liệu rebond foam tăng khả năng nâng đỡ, với lớp vỏ gấm mềm mại sang trọng, êm dịu với người nằm.

Dòng đệm foam Goodnight Eva 9cm phù hợp để nằm bốn mùa 
Dòng đệm foam Goodnight Eva 9cm phù hợp để nằm bốn mùa 

Nệm foam Goodnight Luna 20cm tích hợp tinh chất trà xanh khử khuẩn, êm ái an toàn với thời gian bảo hành tới 10 năm.

Nệm foam Goodnight Luna 20cm
Nệm foam Goodnight Luna 20cm

4.2. Lĩnh vực thời trang

Với đặc điểm bền, nhẹ và có độ co giãn tốt, foam thường được vận dụng để sản xuất các sản phẩm bổ trợ cho ngành thời trang. Điển hình nhất có thể kể tới việc sản xuất các tấm lót khi kết hợp foam và nilon và sản xuất một số dòng quần áo thể thao yêu cầu độ co giãn để đảm bảo sự thoải mái cho người mặc. 

Trên thị trường hiện nay các sản phẩm này khá được ưa chuộng và được đánh giá cao nhờ đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như chất lượng lâu bền và tính thân thiện với môi trường, giảm thiểu được ảnh hưởng tiêu cực tới Trái Đất trong quá trình sản xuất và gia công.

4.3. Lĩnh vực xây dựng

Là chất liệu linh hoạt dễ định hình với trọng lượng nhẹ và độ bền cao, Foam là một vật liệu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Đặc biệt có thể kể tới PU Foam, do có tính bám dính và đàn hồi tốt nên thường được áp dụng để lấp đầy các khe hở của các công trình xây dựng, đảm bảo độ hoàn thiện và an toàn cho sản phẩm cuối cùng.

4.4. Lĩnh vực điện tử

Như phần trên đã nhiều lần nhấn mạnh, foam là chất liệu giúp cách nhiệt và chống thấm nước tuyệt vời nên không có gì ngạc nhiên khi đây là chất liệu được sử dụng nhiều trong ngành điện tử. Foam thường được sử dụng để sản xuất các vỏ bọc dây điện cũng như các chi tiết của máy móc.

5. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin mới nhất và chính xác mà bạn cần biết về Foam là gì cùng với các đặc tính và ứng dụng của nó trong đời sống cũng như sản xuất. Các sản phẩm từ foam, đặc biệt là đệm foam, không chỉ mang lại chất lượng vượt trội mà còn an toàn cho sức khỏe, có thể giúp giấc ngủ của bạn trọn vẹn hơn. Nếu bạn đang tìm một chiếc nệm êm ái, nâng niu giấc ngủ mỗi đêm thì  đừng ngần ngại liên hệ với Goodnight nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn!

Rate this post