10+ Mẹo bảo quản nệm foam đúng cách giúp nệm đẹp như mới

10+ Mẹo bảo quản nệm foam đúng cách giúp nệm đẹp như mới

Nệm Foam là lựa chọn phổ biến nhờ sự êm ái và khả năng nâng đỡ cơ thể tối ưu. Tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách, nệm có thể bị xẹp lún, bám bụi hoặc giảm tuổi thọ nhanh chóng. Vậy làm thế nào để giữ nệm luôn sạch sẽ, bền đẹp như mới? Hãy cùng khám phá hơn 10+ mẹo đơn giản giúp bạn bảo quản nệm Foam hiệu quả, đảm bảo giấc ngủ thoải mái và kéo dài tuổi thọ nệm!

1. Giữ chăn ga gối luôn sạch

Hằng ngày, cơ thể tiết ra mồ hôi, bã nhờn và tế bào chết trong quá trình ngủ, tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi mạt và nấm mốc phát triển. Đặc biệt, chăn ga gối tiếp xúc trực tiếp với da, dễ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

Giữ không gian phòng luôn sạch sẽ
Giữ không gian phòng luôn sạch sẽ

Để bảo quản nệm Foam hiệu quả, bạn cần giữ cho không gian ngủ luôn sạch sẽ. Trong đó, việc vệ sinh chăn ga gối là một bước quan trọng nhưng đơn giản. Hãy giặt chúng định kỳ mỗi 1 – 2 tuần để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, giúp nệm luôn sạch thoáng và đảm bảo sức khỏe cho giấc ngủ.

2. Vệ sinh nệm định kỳ

Để duy trì độ bền và đảm bảo sự thoải mái khi sử dụng, bạn nên vệ sinh nệm Foam định kỳ từ 2 – 3 tháng/lần. Dưới đây là những bước đơn giản giúp bạn làm sạch nệm ngay tại nhà:

  • Đặt nệm ở nơi thoáng mát khi không sử dụng.
  • Hút bụi bề mặt nệm thường xuyên, đặc biệt khi thay ga trải giường.
  • Xử lý ngay các vết bẩn cứng đầu bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
  • Làm khô nệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh ẩm mốc.
  • Sử dụng tấm bảo vệ nệm để hạn chế bụi bẩn và tác nhân gây hại.

Vệ sinh nệm thường xuyên không chỉ giúp không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát mà còn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về da liễu, bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

3. Sử dụng tấm bảo vệ nệm

Tấm bảo vệ nệm là một phụ kiện quan trọng giúp hạn chế tình trạng ẩm mốc, bốc mùi và bảo vệ nệm khỏi bụi bẩn, lông động vật, vụn thức ăn hay nước tiểu trẻ em. Ngoài ra, nhiều loại tấm bảo vệ còn có khả năng chống thấm, giúp nệm luôn khô ráo và sạch sẽ.

Việc vệ sinh tấm bảo vệ nệm cũng rất đơn giản, chỉ cần giặt định kỳ để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ. Đây là một giải pháp hiệu quả giúp bạn giữ nệm luôn mới mà không mất quá nhiều thời gian và công sức.

Sử dụng tấm bảo vệ nệm
Sử dụng tấm bảo vệ nệm

4. Không phơi nệm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời

Nệm Foam có cấu trúc đặc biệt với nhiều lớp vật liệu khác nhau, vì vậy bạn không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sau khi vệ sinh. Nhiệt độ cao có thể làm biến đổi cấu trúc nệm, khiến nệm mất đi độ đàn hồi vốn có, giảm tuổi thọ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Thay vì phơi nệm ngoài trời, bạn nên đặt nệm ở nơi khô thoáng, có gió tự nhiên hoặc sử dụng quạt để giúp nệm khô nhanh hơn mà không gây hư hại.

Đừng bỏ lỡ: 9 cách làm mát nệm foam hiệu quả trong những ngày oi bức

5. Không nên sử dụng chất tẩy rửa khi vệ sinh nệm

Một sai lầm phổ biến khi làm sạch nệm Foam là sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh hoặc bột giặt có nồng độ hóa chất cao, giống như giặt quần áo. Điều này có thể làm hỏng chất liệu nệm, khiến nệm mất đi độ đàn hồi và giảm chất lượng sử dụng.

Không sử dụng chất tẩy rửa khi vệ sinh nệm
Không sử dụng chất tẩy rửa khi vệ sinh nệm

Thay vào đó, bạn nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc nước ấm pha loãng với xà phòng nhẹ để làm sạch nệm một cách an toàn mà không gây tổn hại đến bề mặt nệm.

6. Đặt nệm ở trên bề mặt bằng phẳng, vững chắc

Việc đặt nệm trên nền gồ ghề, không bằng phẳng có thể làm biến dạng kết cấu nệm, ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ cơ thể và lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến cột sống. Điều này không chỉ làm mất tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.

Để đảm bảo độ bền, bạn nên đặt nệm trên mặt phẳng ổn định như giường hoặc sàn nhà chắc chắn, giúp nệm giữ được hình dáng và duy trì sự êm ái tối đa khi nằm.

7. Xoay đầu nệm định kỳ

Việc nằm lâu ở một vị trí cố định có thể làm bề mặt nệm bị lún không đều, ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ cơ thể. Điều này có thể làm giảm độ đàn hồi của nệm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống, đặc biệt là đối với người lớn tuổi hoặc người có vấn đề về xương khớp.

Xoay nệm định kỳ
Xoay nệm định kỳ

Để duy trì độ bền và độ êm ái, bạn nên xoay đầu nệm định kỳ khoảng 6 tháng một lần để giúp nệm phân bổ trọng lực đều hơn, giữ được độ phẳng và thoải mái khi sử dụng.

8. Không để nệm tiếp xúc với nguồn nhiệt mạnh

Nệm Foam rất nhạy cảm với nhiệt độ cao, do đó, bạn không nên đặt nệm gần các nguồn nhiệt mạnh như bếp gas, lò sưởi, máy sấy, bình nóng lạnh… Nhiệt độ cao có thể làm biến dạng hoặc làm chảy vật liệu Foam, khiến nệm nhanh hỏng và mất đi khả năng đàn hồi vốn có.

Tốt nhất, bạn nên đặt nệm ở nơi thoáng mát, tránh xa các thiết bị tỏa nhiệt để đảm bảo tuổi thọ và chất lượng của nệm.

9. Cần tránh không cho vật nuôi tiếp xúc với nệm

Với những gia đình có nuôi thú cưng, việc để vật nuôi lên giường có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nệm Foam. Lông thú, vi khuẩn, bụi bẩn và mùi hôi có thể bám vào nệm, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể:

  • Hạn chế cho thú cưng leo lên nệm.
  • Sử dụng tấm bảo vệ nệm để ngăn ngừa lông và bụi bẩn bám vào bề mặt nệm.
  • Thường xuyên vệ sinh giường và nệm để giữ môi trường ngủ sạch sẽ, an toàn.
Hạn chế cho vật nuôi tiếp xúc với nệm
Hạn chế cho vật nuôi tiếp xúc với nệm

10. Không nên ăn uống ở trên bề mặt nệm

Thức ăn và đồ uống có thể làm bẩn bề mặt nệm, gây ra vết dầu mỡ, mảng bám cứng đầu và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Những vết bẩn này không chỉ ảnh hưởng đến vệ sinh nệm mà còn làm giảm sự thoải mái khi nghỉ ngơi.

Để giữ cho nệm luôn sạch sẽ, bạn nên hạn chế ăn uống trên giường và nếu có sự cố đổ nước hoặc rơi vụn thức ăn, hãy xử lý ngay lập tức để tránh thấm sâu vào lớp nệm.

11. Tránh tác động mạnh vào nệm

Việc vệ sinh định kỳ giúp duy trì độ sạch sẽ và tuổi thọ của nệm, nhưng nếu vệ sinh quá thường xuyên hoặc tác động mạnh lên bề mặt nệm có thể làm hỏng cấu trúc của lớp Foam, khiến nệm mất đi độ đàn hồi tự nhiên.

Bạn nên vệ sinh nệm theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, đồng thời hạn chế nhún nhảy hoặc đè nén quá mức lên nệm để đảm bảo sản phẩm giữ được chất lượng lâu dài.

12. Bảo quản nệm Foam ở nơi thoáng khí khi không dùng đến

Nếu không sử dụng nệm trong thời gian dài, bạn cần bảo quản đúng cách để tránh ẩm mốc và hư hỏng. Một số lưu ý quan trọng khi cất trữ nệm:

  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt nệm trước khi cất giữ.
  • Cho nệm vào túi bọc để bảo vệ khỏi bụi bẩn và côn trùng.
  • Đặt nệm trên bề mặt khô ráo, thoáng khí, tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn để hạn chế ẩm mốc.
  • Có thể sử dụng máy hút chân không để loại bỏ không khí bên trong túi bọc, giúp ngăn ngừa độ ẩm và bảo quản nệm tốt hơn.
Bảo quản nệm nơi thoáng khí khi không sử dụng
Bảo quản nệm nơi thoáng khí khi không sử dụng

13. Hãy cho nệm “thở” khi vừa lấy nệm ra sử dụng

Sau khi mua nệm Foam mới hoặc lấy nệm ra sau thời gian dài cất giữ, bạn nên tháo bỏ lớp nilon bọc bên ngoài và đặt nệm ở nơi thoáng khí để giúp nệm khôi phục trạng thái tự nhiên.

Việc sử dụng và bảo quản nệm foam đúng cách không chỉ giúp duy trì chất lượng và tuổi thọ của nệm mà còn mang lại sự thoải mái, bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả gia đình. Hãy áp dụng những mẹo đơn giản mà Goodnight chia sẻ phía trên để luôn có giấc ngủ ngon và trọn vẹn nhé.

Rate this post