Nệm cao su là sản phẩm được nhiều gia đình ưa chuộng nhờ độ bền cao, khả năng nâng đỡ tốt và mang lại giấc ngủ êm ái. Tuy nhiên, để nệm luôn bền đẹp và giữ được chất lượng tối ưu theo thời gian, người dùng cần biết cách sử dụng và bảo quản đúng chuẩn. Nếu không, nệm có thể nhanh chóng xuống cấp, mất đi độ đàn hồi và ảnh hưởng đến trải nghiệm khi nằm. Trong bài viết này, Goodnight sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng nệm cao su chuẩn, giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm, đảm bảo giấc ngủ trọn vẹn mỗi ngày.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Vì sao cần sử dụng nệm cao su đúng cách?
Chúng ta dành khoảng 1/3 cuộc đời trên chiếc nệm, vì vậy, việc sử dụng đúng cách không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm mà còn đảm bảo giấc ngủ trọn vẹn, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một chiếc nệm cao su tốt có thể hỗ trợ cột sống, giảm áp lực cơ thể và mang đến cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, nếu không bảo quản và sử dụng hợp lý, nệm có thể nhanh chóng xuống cấp, mất độ đàn hồi hoặc gặp tình trạng ẩm mốc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dùng.

Một số lỗi thường gặp khi dùng nệm như đặt ở nơi có độ ẩm cao, không vệ sinh thường xuyên, sử dụng ga trải giường không phù hợp hoặc phơi trực tiếp dưới nắng gắt. Những thói quen này không chỉ làm giảm tuổi thọ nệm mà còn khiến trải nghiệm giấc ngủ kém thoải mái. Vì vậy, để duy trì chất lượng nệm cao su trong thời gian dài, người dùng cần nắm rõ các nguyên tắc sử dụng và bảo quản đúng cách.
2. Hướng dẫn cách sử dụng nệm cao su đúng cách
2.1. Xử lý mùi nệm mới
Khi mua nệm cao su mới, bạn có thể nhận thấy một mùi đặc trưng ngay sau khi mở bao bì. Đây là điều hoàn toàn bình thường đối với các sản phẩm làm từ cao su thiên nhiên. Mùi này không gây hại và sẽ dần biến mất sau một thời gian sử dụng.
Để giúp nệm nhanh chóng bay mùi, bạn nên:
- Tháo bỏ lớp nilon bảo vệ càng sớm càng tốt: Khi nệm được đóng gói và hút chân không, lớp nilon bao quanh sẽ giữ lại mùi của vật liệu mới bên trong. Việc tháo bỏ lớp nilon ngay khi mở hộp sẽ giúp hơi nệm thoát ra nhanh hơn và mùi cũng được loại bỏ hiệu quả hơn.
- Đặt nệm ở nơi thoáng khí từ 3 – 5 tiếng, thậm chí lâu hơn nếu cần: Chọn vị trí có gió tự nhiên, tránh ánh nắng gắt trực tiếp nhưng vẫn đủ thông thoáng như gần cửa sổ, ban công có mái che hoặc phòng có quạt thông gió. Trong khoảng thời gian này, các mùi đặc trưng của foam hoặc lớp keo sản xuất sẽ dần bay đi.
- Sử dụng ga trải giường bằng chất liệu cotton hoặc sợi tre: Những chất liệu này không chỉ giúp giảm bớt tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nệm có mùi mà còn tạo cảm giác dễ chịu, thoáng mát. Nếu có thể, hãy giặt ga một lần trước khi sử dụng để tăng thêm cảm giác sạch sẽ.
Sau một vài tuần, mùi cao su sẽ giảm đi đáng kể và không còn ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng. Nếu nhạy cảm với mùi, bạn có thể mở cửa phòng, bật quạt hoặc sử dụng tinh dầu thơm để tạo cảm giác dễ chịu hơn.
2.2. Đặt nệm đúng cách
Việc đặt nệm đúng vị trí và đúng tiêu chuẩn không chỉ giúp duy trì độ bền mà còn tối ưu hóa trải nghiệm giấc ngủ. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi đặt nệm cao su thiên nhiên:
- Đặt đúng mặt nệm: Phần chân nệm (mặt có lỗ vuông to) phải hướng xuống dưới, trong khi mặt nệm (có lỗ tròn nhỏ) hướng lên trên để đảm bảo độ nâng đỡ tốt nhất.
- Bề mặt phẳng: Nên đặt nệm trên mặt phẳng như giường hoặc sàn nhà. Tránh đặt trên bề mặt gồ ghề, lồi lõm để tránh làm biến dạng nệm.
Tránh tác động mạnh: Không đặt vật nặng hoặc vật sắc nhọn lên nệm trong thời gian dài. Đồng thời, không nhún nhảy hoặc tác động lực mạnh lên bề mặt nệm để tránh ảnh hưởng đến độ đàn hồi. - Không là ủi trên nệm: Tuyệt đối không sử dụng bàn ủi hay các thiết bị tỏa nhiệt trực tiếp lên nệm vì có thể làm hư hỏng bề mặt cao su.
- Tránh nguồn nhiệt: Không đặt nệm gần bếp, lò sưởi, thiết bị điện hoặc bất kỳ nguồn nhiệt cao nào để đảm bảo nệm không bị biến dạng do nhiệt độ.
- Hạn chế ánh nắng trực tiếp: Không để nệm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt, đặc biệt là đặt gần cửa sổ có ánh nắng chiếu vào. Nếu không thể tránh, hãy sử dụng rèm che để giảm tác động của tia UV.
- Tránh môi trường ẩm ướt: Nệm nên được đặt ở nơi khô thoáng, mát mẻ, tránh xa các khu vực có hóa chất hoặc độ ẩm cao để hạn chế nguy cơ nấm mốc và hư hỏng.

Khám phá thêm những kiến thức hữu ích về nệm cao su và bí quyết sử dụng bền lâu tại đây.
2.3. Xoay nệm định kỳ
Nhiều người thường không để ý đến việc xoay và lật nệm trong quá trình sử dụng, nhưng đây lại là một cách đơn giản giúp duy trì độ bền của nệm. Việc nằm cố định một vị trí trong thời gian dài có thể khiến nệm bị xẹp lún cục bộ, ảnh hưởng đến độ đàn hồi và sự thoải mái khi ngủ.
Vì vậy, cứ sau 3 – 5 tháng, bạn nên đảo chiều đầu – đuôi nệm hoặc lật mặt nệm (nếu nệm có thể sử dụng cả hai mặt) để đảm bảo lực nén được phân bổ đồng đều, tránh tình trạng xẹp một chỗ.

2.4. Dùng bọc nệm
Sử dụng bọc nệm cũng là một cách giúp bảo vệ nệm khỏi bụi bẩn, nước và vi khuẩn. Lớp bọc này có thể bao trọn toàn bộ nệm giống như vỏ chăn lông vịt, giúp ngăn ngừa rệp giường, vi khuẩn và duy trì vệ sinh.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tấm bảo vệ nệm đặt phía trên bề mặt để hạn chế nước thấm vào nệm, đặc biệt hữu ích với gia đình có trẻ nhỏ. Việc xoay nệm định kỳ kết hợp với sử dụng bọc nệm sẽ giúp tăng tuổi thọ nệm, duy trì độ đàn hồi và đảm bảo giấc ngủ luôn êm ái, thoải mái.
2.5. Xử lý vết bẩn
Khi nệm bị bẩn, bạn có thể pha loãng bột giặt với nước, sau đó dùng khăn sạch thấm dung dịch này để lau nhẹ nhàng lên vết bẩn. Tiếp tục lau nhiều lần cho đến khi vết bẩn mờ dần. Sau đó, sử dụng quạt để hong khô nệm trong khoảng 2 – 3 giờ trước khi mặc áo nệm và sử dụng lại. Lưu ý không dùng hóa chất mạnh như cồn, xăng… vì chúng có thể làm hỏng cao su, khiến nệm bị giảm độ bền.
2.6. Vệ sinh bụi bẩn, vi khuẩn dị ứng
Mặc dù cao su có đặc tính kháng khuẩn, nhưng các lỗ thoát khí trên bề mặt nệm có thể làm bụi bẩn tích tụ theo thời gian. Do đó, bạn nên vệ sinh nệm định kỳ 4 – 6 tháng/lần để đảm bảo giấc ngủ sạch sẽ. Cách làm đơn giản là tháo áo bảo vệ nệm và sử dụng máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn trên bề mặt. Lưu ý không dùng vật sắc nhọn hoặc tác động mạnh lên nệm để tránh làm rách hoặc biến dạng cao su.

Để bảo vệ nệm tốt hơn, bạn nên thay vỏ gối, chăn, drap và bọc nệm định kỳ 5 – 7 ngày/lần nhằm hạn chế vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ. Ngoài ra, việc giặt sạch và vệ sinh thường xuyên vỏ chăn, áo gối cũng là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe giấc ngủ. Nếu trong nhà có vật nuôi, bạn nên tạo không gian riêng cho chúng bên ngoài phòng ngủ, vì lông thú cưng và tế bào chết có thể rơi xuống nệm, gây dị ứng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
3. Những điều nên tránh khi sử dụng nệm cao su
Điều quan trọng cần lưu ý khi sử dụng nệm cao su là không nên gấp ngược nệm. Nếu cần di chuyển hoặc cất giữ, bạn nên cuộn tròn nệm với phần chân hướng vào trong để tránh làm hư hỏng cấu trúc. Ngoài ra, không nên đặt các vật dễ gây cháy, nổ gần nệm để đảm bảo an toàn. Hạn chế ăn uống trên nệm để tránh đổ thức ăn, nước uống làm bẩn và gây ẩm mốc.
Sử dụng bọc nệm và drap giường là giải pháp tối ưu giúp bảo vệ nệm khỏi bụi bẩn, mồ hôi và mùi cơ thể. Khi chọn giường, nên ưu tiên loại có kích thước lớn hơn nệm để đảm bảo không bị chèn ép. Tránh đặt các vật sắc nhọn lên bề mặt nệm, đồng thời cần đảm bảo nơi đặt nệm bằng phẳng, không chênh vênh để duy trì độ bền và sự thoải mái khi sử dụng.
Vệ sinh vỏ nệm hàng tuần để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, giúp nệm luôn sạch sẽ và thông thoáng. Không nên chà xát mạnh hoặc dùng nhiệt để làm khô nệm, vì điều này có thể làm hư hại cấu trúc cao su. Ngoài ra, tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc bàn ủi trên bề mặt nệm để đảm bảo nệm luôn bền đẹp theo thời gian.
Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã nắm được cách sử dụng nệm cao su sao cho hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Việc bảo quản và vệ sinh nệm đúng cách không chỉ giúp giấc ngủ luôn thoải mái mà còn duy trì chất lượng nệm trong thời gian dài.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về các dòng nệm chất lượng hay đang tìm kiếm sản phẩm chăm sóc giấc ngủ phù hợp, đừng ngần ngại ghé ngay Goodnight để được hỗ trợ tận tình nhé!
Có thể bạn quan tâm
5 Cách khử mùi nệm cao su mới mua về cực nhanh và hiệu quả
Nệm cao su có phơi nắng được không? 5 sai lầm cần tránh
5 Cách gấp nệm cao su đúng kỹ thuật để bảo vệ độ bền của nệm
Nệm cao su có thấm nước không? 3 cách cử lý nệm bị ướt hiệu quả
Nệm cao su là gì? 5 yếu tố cần cân nhắc để lựa chọn nệm chất lượng
Phân biệt cao su non và cao su thiên nhiên