9 cách làm mát nệm foam hiệu quả trong những ngày oi bức

9 cách làm mát nệm foam hiệu quả trong những ngày oi bức

Nệm foam ngày càng được ưa chuộng nhờ độ êm ái, khả năng nâng đỡ tốt và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, nhiều loại nệm foam giá rẻ không được tích hợp tính năng tản nhiệt, làm mát, khiến người dùng cảm thấy hầm bí, khó chịu, đặc biệt vào mùa hè.

Vậy nguyên nhân nào khiến nệm foam bị nóng? Làm sao để khắc phục tình trạng này để có giấc ngủ thoải mái dễ chịu hơn trong những ngày hè oi bức? Hãy cùng tìm hiểu 8 cách làm mát nệm foam hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Tại sao nằm nệm foam bị nóng?

Trước khi tìm hiểu cách làm mát nệm foam, cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao nằm nệm foam lại bị nóng. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng nệm foam vẫn bị đánh giá là giữ nhiệt hơn so với các loại nệm khác như nệm lò xo hay nệm cao su thiên nhiên. Nguyên nhân chính khiến nệm foam dễ bị nóng bao gồm:

  • Cấu trúc foam đặc, ít thoáng khí: Nệm foam được làm từ chất liệu polyurethane mật độ cao, hạn chế lưu thông không khí, khiến nhiệt bị giữ lại trên bề mặt nệm.
  • Hấp thụ nhiệt từ cơ thể: Khi ngủ, cơ thể toả nhiệt, nhưng nệm foam lại có xu hướng giữ lại lượng nhiệt này, khiến bạn cảm thấy nóng bức hơn.
  • Môi trường phòng ngủ: Nếu phòng ngủ kín, ít thông gió hoặc sử dụng chăn ga gối có chất liệu không thấm hút tốt thì nệm foam sẽ càng giữ nhiệt nhiều hơn.
  • Nệm foam giá rẻ, không có tính năng thoáng khí, làm mát: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nệm foam, trong đó các loại nệm foam giá rẻ thường không có các tính năng như thoáng khí, tản nhiệt, làm mát, hoặc vỏ nệm không làm bằng các chất liệu mát, thấm hút mồ hôi.
Nằm nệm foam bị nóng có thể đến từ nhiều nguyên nhân
Nằm nệm foam bị nóng có thể đến từ nhiều nguyên nhân

2. 8 cách làm mát nệm foam hiệu quả

Để có một giấc ngủ ngon, mát mẻ, dễ chịu, bạn có thể tham khảo các cách làm mát nệm foam sau đây:

2.1. Sử dụng topper làm mát

Topper là một lớp nệm mỏng đặt trên bề mặt nệm chính, giúp cải thiện độ thoáng khí và giảm nhiệt hiệu quả. Để làm mát nệm foam, bạn có thể sử dụng các loại topper như:

  • Topper cao su thiên nhiên: có khả năng thoát nhiệt tốt, giúp giảm cảm giác hầm bí khi nằm.
  • Topper bông ép: Giúp tăng độ thoáng khí nhờ kết cấu sợi bông tự nhiên.
  • Topper gel memory foam: Chứa gel làm mát, giúp hấp thụ nhiệt và duy trì cảm giác mát mẻ suốt đêm.
Sử dụng topper làm mát là một cách làm mát nệm foam hiệu quả
Sử dụng topper làm mát là một cách làm mát nệm foam hiệu quả

2.2. Dùng ga giường thoáng mát

Cách làm mát nệm foam không chỉ phụ thuộc vào chất liệu nệm mà còn liên quan đến việc chọn ga giường phù hợp.

  • Chọn chất liệu tự nhiên như cotton, linen hoặc tencel vì chúng có khả năng hút ẩm và thoát nhiệt nhanh.
  • Tránh dùng ga giường Polyester, vì chất liệu này dễ giữ nhiệt, gây cảm giác nóng nực, hầm bí khi nằm.

Mẹo: Nên giặt và thay ga giường thường xuyên ít nhất 2 tuần 1 lần để giữ không gian ngủ luôn thoáng mát, sạch sẽ.

2.3. Chọn vỏ nệm có chất liệu thoáng khí

Chọn vỏ nệm phù hợp cũng là một cách làm mát nệm foam. Vỏ nệm cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tản nhiệt của nệm foam. Nếu cảm thấy nệm bị nóng, bạn có thể chọn vỏ nệm có chất liệu thoáng khí như vải lưới, vải bamboo hoặc vải tencel để tăng khả năng thoát khí. Bên cạnh đó, bạn có thể thay vỏ nệm dày bằng loại mỏng hơn để tăng khả năng lưu thông không khí.

Vỏ nệm làm từ vải lưới, cotton, bamboo hay tencel giúp thoáng khí, tản nhiệt tốt
Vỏ nệm làm từ vải lưới, cotton, bamboo hay tencel giúp thoáng khí, tản nhiệt tốt

2.4. Đặt nệm ở nơi thông thoáng, tránh hầm bí

Cách đặt nệm trong phòng ngủ cũng ảnh hưởng đến việc nệm có bị nóng hay không. Một số mẹo giúp nệm foam được thông thoáng và mát hơn:

  • Đặt nệm trên giường có khe thoáng thay vì đặt nệm trực tiếp dưới sàn để không khí dễ dàng lưu thông.
  • Không kê giường sát tường để tránh ẩm, bí và giữ cho không khí trong phòng lưu thông tốt hơn.
  • Mở cửa sổ thường xuyên để không gian phòng ngủ luôn thoáng mát.

2.5. Sử dụng quạt gió và điều hoà hợp lý

Quạt gió giúp tăng cường lưu thông không khí, ngăn chặn nhiệt tích tụ trên bề mặt nệm, trong khí đó điều hoà nếu được duy trì ở mức 25-27 độ C sẽ tạo cảm giác dễ chịu mà vẫn đảm bảo sức khoẻ. Bạn có thể kết hợp quạt và điều hoà cùng một lúc, giúp làm mát không gian nhanh chóng và tiết kiệm điện năng.

2.6. Sử dụng chiếu điều hoà

Chiếu điều hoà cũng là một cách làm mát nệm foam đơn giản nhưng hiệu quả. Nhờ chất liệu thoáng khí, chiếu giúp tản nhiệt nhanh, hạn chế tình trạng nóng lưng khi ngủ. Một số loại chiếu phổ biến gồm: chiếu cói, chiếu trúc, chiếu mây và chiếu làm từ sợi tổng hợp như Tencel. Mỗi loại có đặc điểm riêng nhưng đều giúp cân bằng nhiệt độ tốt hơn so với nằm trực tiếp trên nệm.

Trải chiếu điều hoà lên trên nệm giúp điều hoà nhiệt độ, mang đến cảm giác mát mẻ
Trải chiếu điều hoà lên trên nệm giúp điều hoà nhiệt độ, mang đến cảm giác mát mẻ

2.7. Trang bị thêm gối làm mát

Gối làm mát là một lựa chọn lý tưởng giúp giảm nhiệt độ ở vùng đầu và vùng cổ, tạo cảm giác dễ chịu khi ngủ. Các loại gối làm mát phổ biến là gối gel làm mát, gối nước, gối cao su thoáng khí và gối sử dụng công nghệ chuyển pha (PCM). Những loại gối này giúp tản nhiệt, mang lại cảm giác mát mẻ, đặc biệt hữu ích vào mùa hè.

Khi chọn gối làm mát, nên ưu tiên các sản phẩm có chất liệu mềm mại, thoáng khí và phù hợp với tư thế ngủ. Ngoài ra, để tăng hiệu quả làm mát, có thể đặt gối gel hoặc gối nước vào tủ lạnh trước 30 phút khi ngủ, kết hợp với chăn ga thoáng khí sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon, thoải mái suốt đêm.

Gối làm mát giúp bạn cảm thấy mát mẻ, thoải mái hơn trong khi ngủ
Gối làm mát giúp bạn cảm thấy mát mẻ, thoải mái hơn trong khi ngủ

2.8. Thay đổi, tối ưu không gian nghỉ ngơi

Không gian phòng ngủ có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ của nệm và giấc ngủ. Để giữ nệm foam luôn mát mẻ, bạn nên giữ phòng thông thoáng bằng cách mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt để lưu thông không khí. Ngoài ra, tránh đặt giường ở vị trí có ánh nắng trực tiếp chiếu vào để hạn chế tình trạng nệm hấp thu nhiệt.

Một số mẹo khác như chọn giường có khe thoáng khí, sử dụng rèm cửa chống nắng, tắt điện và các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ cũng là các cách làm mát nệm foam, giúp giảm nhiệt đáng kể. Hơn nữa, mặc quần áo ngủ bằng vải cotton hoặc linen sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn trong những ngày nóng bức.

2.9. Sử dụng nệm foam tích hợp công nghệ làm mát

Nếu nệm foam bạn đang sử dụng quá tích nhiệt, bạn có thể cân nhắc thay thế bằng một chiếc nệm foam có công nghệ làm mát. Các loại nệm foam cải tiến như gel memory foam, nệm foam than hoạt tính hoặc nệm hybrid (kết hợp foam và lò xo) giúp tản nhiệt tốt hơn, hạn chế giữ nhiệt gây nóng nực, bức bối.

Những chiếc nệm cao cấp thường có lớp foam thoáng khí và khả năng cân bằng nhiệt độ, mang lại sự thoải mái ngay cả trong mùa hè. Khi chọn mua, bạn nên ưu tiên sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, có tích hợp thêm các tính năng chống nấm mốc, kháng khuẩn để đảm bảo giấc ngủ luôn dễ chịu và an toàn cho sức khoẻ.

Goodnight tự hào là một trong những thương hiệu nệm foam uy tín nhất trên thị trường hiện nay, mang đến các dòng sản phẩm tích hợp công nghệ tiên tiến, giúp người dùng có giấc ngủ êm ái và thoải mái hơn.

Một trong những ưu điểm nổi bật của nệm Goodnight là khả năng làm mát vượt trội nhờ lớp foam gel lạnh hoặc cấu trúc foam thoáng khí. Các lỗ thoáng khí trên bề mặt giúp lưu thông không khí dễ dàng, hạn chế tình trạng tích nhiệt, một vấn đề thường gặp ở nệm foam truyền thống. Bên cạnh đó, lớp vỏ nệm được làm từ vải thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt, có chức năng kháng khuẩn, thân thiện với làn da và an toàn cho sức khoẻ người dùng.

Goodnight tự hào là một trong những thương hiệu nệm foam uy tín, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao
Goodnight tự hào là một trong những thương hiệu nệm foam uy tín, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao

Bài viết đã gợi ý cho bạn 9 cách làm mát nệm foam đặc biệt hiệu quả trong ngày hè oi bức để có một giấc ngủ ngon, mát mẻ và thoải mái. Hy vọng các thông tin này của Goodnight đã giải đáp đầy đủ thắc mắc của bạn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngần ngại liên hệ Goodnight ngay để được giải đáp nhé.

1/5 - (1 bình chọn)