Nệm Foam mang đến sự êm ái và nâng đỡ tối ưu, nhưng cũng dễ bị bám bẩn trong quá trình sử dụng, đặc biệt là khi trẻ nhỏ hoặc thú cưng thường xuyên nằm lên. Những vết bẩn như mồ hôi, nước tiểu, thức ăn, cà phê hay vết máu không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến độ bền của nệm nếu không được xử lý đúng cách.
Vậy làm thế nào để vệ sinh nệm Foam hiệu quả mà không làm hỏng cấu trúc của chất liệu? Bài viết này Goodnight sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý nhanh chóng 5 loại vết bẩn cứng đầu trên nệm, giúp nệm luôn sạch sẽ và bền đẹp theo thời gian.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Khi nào cần vệ sinh nệm foam?
Để duy trì độ bền và đảm bảo môi trường ngủ sạch sẽ, việc vệ sinh nệm Foam nên được thực hiện định kỳ. Bạn có thể hút bụi hàng tuần, xử lý ngay các vết bẩn mới xuất hiện và tổng vệ sinh toàn bộ nệm từ 3-6 tháng/lần.

Ngoài việc làm sạch theo lịch trình, có một số dấu hiệu cảnh báo rằng nệm cần được vệ sinh ngay lập tức. Nếu bạn bắt đầu cảm nhận mùi hôi khó chịu, đặc biệt là mùi ẩm mốc hoặc mùi cơ thể tích tụ, đó là lúc nệm đã bám bẩn. Những vết ố vàng, vết bẩn cứng đầu xuất hiện trên bề mặt cũng là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nệm cần được làm sạch sớm. Việc vệ sinh ngay khi phát hiện vết bẩn sẽ giúp ngăn ngừa chúng bám dính, khó xử lý hơn theo thời gian.
2. Quy trình vệ sinh nệm foam
2.1. Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu vệ sinh nệm Foam, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và nguyên liệu cần thiết để đảm bảo quá trình làm sạch diễn ra hiệu quả, tránh làm hỏng cấu trúc nệm. Dưới đây là những vật dụng cần có:
- Máy hút bụi có đầu bàn chải lông mềm để loại bỏ bụi bẩn và các mảnh vụn trên bề mặt nệm.
- Bình xịt nước giúp làm ẩm nhẹ bề mặt nệm trước khi vệ sinh.
- Ống nước để hỗ trợ trong quá trình rửa sạch các vết bẩn (nếu cần).
- Khăn lau mềm giúp thấm nước và làm khô nệm nhanh hơn.
- Bột giặt hoặc dung dịch làm sạch nhẹ nhàng để loại bỏ vết bẩn mà không làm ảnh hưởng đến chất liệu foam.
- Nước lạnh dùng để giặt và xả nệm, tránh làm hỏng kết cấu nệm như khi sử dụng nước nóng.
2.2. Cách thực hiện
Trước khi sử dụng các chất tẩy rửa hoặc dung dịch làm sạch, việc thực hiện quy trình vệ sinh cơ bản là rất quan trọng. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt và tạo điều kiện xử lý vết bẩn hiệu quả hơn. Dưới đây là 4 bước vệ sinh nệm Foam mà bạn nên tuân thủ để giữ cho nệm luôn sạch sẽ
2.2.1. Bước 1: Di chuyển đồ dùng ra khỏi nệm và tháo áo nệm
Trước tiên, hãy di chuyển các vật dụng như chăn, ga, gối ra khỏi nệm để đảm bảo bề mặt nệm thông thoáng, tránh làm bẩn các đồ dùng khác trong quá trình vệ sinh. Sau đó, tháo áo nệm và ga nệm, giặt riêng để tránh bị phai màu hoặc lẫn bụi bẩn. Tốt nhất, bạn nên phơi áo nệm dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn tự nhiên.

2.2.2. Bước 2: Làm sạch bụi toàn bộ mặt nệm
Sử dụng máy hút bụi chuyên dụng cho nệm để loại bỏ tối đa bụi, tóc, lông thú cưng và các mảnh vụn nhỏ tích tụ bên trong nệm. Hãy di chuyển máy hút bụi theo chiều từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài, đặc biệt chú ý đến các đường viền và khe nệm, vì đây là nơi bụi bẩn dễ tích tụ nhất. Nếu có nhiều đầu hút khác nhau, hãy thay đổi linh hoạt để làm sạch các khu vực khó tiếp cận.
2.2.3. Bước 3: Xử lý các vết bẩn trên nệm Foam
Xác định vị trí của các vết bẩn trên nệm và tìm hiểu nguyên nhân gây ra chúng. Tùy vào từng loại vết bẩn (như vết nước tiểu, đồ ăn, mồ hôi hay vết ố vàng), bạn sẽ cần sử dụng các phương pháp và dung dịch làm sạch phù hợp. Việc này giúp đảm bảo nệm không bị hư hại trong quá trình tẩy rửa.

2.2.4. Bước 4: Làm khô nệm
Sau khi vệ sinh, đặt nệm ở nơi thoáng gió để giúp hơi ẩm bay hơi nhanh hơn. Bạn có thể mở cửa sổ để tăng cường lưu thông không khí hoặc sử dụng quạt, máy hút ẩm để đẩy nhanh quá trình làm khô. Nếu nệm bị ướt nhiều, hãy dựng một đầu nệm lên bề mặt cứng để không khí dễ dàng lưu thông xung quanh. Tránh sử dụng nhiệt độ quá cao khi sấy nệm để không làm hỏng cấu trúc foam.
3. Hướng dẫn xử lý 5 vết bẩn cứng đầu trên nệm
Những vết bẩn lâu ngày không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn khiến nệm có mùi khó chịu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Vì vậy, việc nhận diện từng loại vết bẩn và áp dụng phương pháp xử lý phù hợp sẽ giúp quá trình làm sạch diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
3.1. Đối với vết nấm mốc lâu ngày
Nấm mốc xuất hiện khi nệm bị ẩm ướt trong thời gian dài, gây ra những vết thâm loang lổ và có thể khiến bạn bị dị ứng hoặc ngứa ngáy. Dưới đây là 3 cách đơn giản để loại bỏ nấm mốc trên nệm:
- Dùng chanh tươi: Nhỏ trực tiếp nước cốt chanh lên khu vực bị nấm mốc, để yên khoảng 15–20 phút để axit trong chanh thấm sâu và khử trùng. Sau đó, dùng bàn chải mềm kết hợp với xà phòng để làm sạch các vết ố còn sót lại.
- Dùng cồn tẩy rửa: Pha cồn với nước ấm theo tỷ lệ 1:1, sau đó thấm dung dịch này vào khăn và chà nhẹ nhàng lên vết mốc. Lưu ý không làm khăn quá ướt để tránh tạo môi trường ẩm, khiến nấm mốc có cơ hội phát triển trở lại.
- Dùng dung dịch tẩy chuyên dụng: Nếu vết nấm mốc quá cứng đầu, bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa như Hydrogen Peroxide hoặc Chlorine Dioxide. Chỉ cần thoa một lượng nhỏ lên vùng bị mốc, chà nhẹ cho đến khi vết bẩn biến mất, sau đó lau lại với nước ấm để loại bỏ hoàn toàn hóa chất còn sót lại.

3.2. Nước tiểu em bé hoặc thú cưng
Nếu gia đình có trẻ nhỏ hoặc thú cưng, việc nệm bị dính nước tiểu là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, mùi hôi và vết ố có thể được xử lý dễ dàng bằng các phương pháp sau:
- Sử dụng baking soda: Rắc trực tiếp baking soda lên khu vực bị ướt, để yên trong khoảng 30 phút để hút ẩm và khử mùi. Sau đó, lau sạch và dùng máy hút bụi để loại bỏ hoàn toàn lớp bột còn lại trên bề mặt nệm. Nếu có thể, bạn nên làm sạch ngay sau khi sự cố xảy ra để tránh nệm bị ám mùi lâu dài.
- Dùng cồn: Xịt một lớp cồn lên vùng bị ảnh hưởng, chờ khoảng 30 phút rồi lau lại bằng khăn sạch. Khi sử dụng cồn, bạn nên đeo găng tay để tránh kích ứng da.
3.3. Vết bẩn hay mảng bám khô
Đối với các vết ố lâu ngày, bạn có thể sử dụng hỗn hợp baking soda và giấm theo tỷ lệ 1:1, thoa trực tiếp lên vết bẩn và để yên trong 30 – 60 phút. Nếu vết bẩn bám lâu trên nệm Foam và khó làm sạch bằng phương pháp thông thường, bạn cần lặp lại quá trình tẩy rửa nhiều lần cho đến khi vết bẩn biến mất hoàn toàn. Cuối cùng, dùng khăn sạch lau lại và hong khô để loại bỏ phần dung dịch còn sót lại.
3.4. Chất lỏng
Khác với vết bẩn lâu ngày, khi chất lỏng vừa đổ lên nệm, bạn cần vệ sinh ngay để tránh thấm sâu, giúp quá trình làm sạch dễ dàng hơn. Trước tiên, hãy dùng khăn khô hoặc bông để thấm hết chất lỏng trên bề mặt. Sau đó, tùy thuộc vào từng loại chất lỏng mà áp dụng phương pháp xử lý phù hợp như sau:
- Vết bẩn do rượu vang: Rắc muối trắng lên vết rượu, để khoảng 5 – 10 phút rồi lau sạch. Nếu vết bẩn vẫn còn, tiếp tục sử dụng hỗn hợp bột giặt và nước ấm theo tỷ lệ 1:2 để tẩy rửa.
- Vết bẩn do cà phê: Pha loãng xà phòng hoặc chất tẩy rửa quần áo với nước theo tỷ lệ 1:2, lau nhẹ nhàng cho đến khi vết bẩn mờ dần. Để khử mùi cà phê, bạn có thể rắc thêm một lớp baking soda lên bề mặt nệm.
- Vết bẩn do nước hoa quả: Trộn muối, xà phòng và nước ấm theo tỷ lệ 1:1:2, thoa trực tiếp lên vết bẩn và chà nhẹ đến khi sạch hoàn toàn. Bạn cũng có thể áp dụng cách xử lý tương tự như với vết bẩn do cà phê.
- Vết bẩn do nước trà: Dùng hỗn hợp hàn the và nước nóng theo tỷ lệ 1:3, thoa lên vết bẩn, sau đó để nệm khô tự nhiên ở nơi thoáng khí hoặc dùng quạt hong khô.
- Vết bẩn do dầu mỡ: Rắc một lớp bột mì lên vùng dính dầu để hút bớt dầu thừa, sau đó làm sạch bằng nước giặt hoặc xà phòng pha loãng theo tỷ lệ 1:2. Cuối cùng, rắc thêm baking soda để khử mùi dầu mỡ.

3.5. Khử mùi hôi ám lâu ngày
Mùi hôi do mồ hôi, ẩm mốc hay chất thải tích tụ lâu ngày có thể gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Để giữ nệm luôn thơm tho và giúp bạn thư giãn sau một ngày dài, hãy áp dụng các phương pháp khử mùi hiệu quả dưới đây:
- Vệ sinh định kỳ: Hút bụi cả hai mặt nệm thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và ngăn mùi hôi tích tụ.
- Dùng baking soda: Nếu mùi đã bám lâu, rắc một lớp baking soda lên bề mặt nệm, để yên trong khoảng 30 – 60 phút rồi hút sạch. Baking soda không chỉ giúp khử mùi mà còn hỗ trợ loại bỏ vết bẩn.
- Sử dụng giấm trắng: Pha ½ chén giấm trắng với 1 lít nước, dùng khăn thấm dung dịch và lau lên bề mặt nệm. Để giấm phát huy tác dụng khử mùi trong vài giờ, sau đó lau lại bằng khăn sạch thấm nước.
- Bảo vệ nệm đúng cách: Dùng tấm bảo vệ nệm và ga trải giường để hạn chế mùi hôi và vết bẩn thấm sâu. Khi cần vệ sinh, bạn chỉ việc tháo vỏ nệm và giặt sạch.
- Chọn nệm thoáng khí: Khi mua nệm, ưu tiên các sản phẩm có độ thoáng khí cao và thiết kế vỏ nệm có thể tháo rời, giúp việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.
4. 6 lưu ý không thể bỏ qua khi vệ sinh nệm Foam
4.1. Kiểm tra khuyến cáo từ nhà sản xuất nệm trước khi vệ sinh
Trước khi làm sạch nệm, hãy đọc kỹ các ký hiệu và hướng dẫn trên nhãn mác của nhà sản xuất. Những thông tin này giúp bạn chọn phương pháp vệ sinh phù hợp, tránh làm hư hại kết cấu nệm và kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
4.2. Giặt ga trải giường và bộ đồ giường thường xuyên
Giữ không gian giường ngủ sạch sẽ, gọn gàng không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của nệm mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp. Theo thời gian, chăn ga gối đệm có thể tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn và tế bào da chết, vì vậy, bạn cần vệ sinh chúng theo chu kỳ phù hợp:
- Ga trải giường: Giặt và phơi nắng 1 – 2 tuần/lần.
- Vỏ gối: Giặt và phơi nắng 1 – 2 tuần/lần.
- Ruột gối: Hút bụi và phơi nắng 4 – 6 tháng/lần.
- Ruột chăn: Hút bụi và phơi nắng 2 – 3 tháng/lần.
- Vỏ chăn: Giặt khô và phơi nắng 2 tuần – 1 tháng/lần.
4.3. Hút bụi định kỳ một tháng một lần
Nệm Foam sau một thời gian sử dụng sẽ tích tụ bụi, lông, tóc và vi khuẩn siêu nhỏ, vì vậy việc hút bụi thường xuyên là rất cần thiết. Lý tưởng nhất, bạn nên hút bụi nệm ít nhất một lần mỗi tuần để giữ vệ sinh và tránh bụi bẩn bám sâu. Nếu quá bận rộn, bạn cũng nên thực hiện tối thiểu một lần mỗi tháng để hạn chế tình trạng mảng bám ố vàng trên nệm.
Đặc biệt, nếu trong nhà có người thân dễ bị dị ứng, bạn có thể cần hút bụi nệm thường xuyên hơn hoặc sử dụng tấm bọc bảo vệ nệm để giảm công việc vệ sinh và giữ nệm luôn sạch sẽ.

4.4. Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh
Không nên dùng các dung môi có tính tẩy rửa cao như amoniac hay thuốc tẩy để làm sạch nệm Foam. Những hóa chất này có thể làm hỏng kết cấu nệm, ảnh hưởng đến độ bền và tính thẩm mỹ. Hơn nữa, chúng có thể gây kích ứng da, thậm chí làm bỏng da tay nếu không được loại bỏ hoàn toàn sau khi vệ sinh.
4.5. Nên xử lý chất lỏng nhanh chóng, không để vết bẩn khô
Khi nệm bị đổ chất lỏng, bạn nên xử lý ngay để tránh vết bẩn thấm sâu và khó làm sạch. Hãy sử dụng khăn ẩm để thấm hút tối đa lượng nước trên bề mặt. Sau đó, mở cửa sổ hoặc dùng quạt, máy sấy ở chế độ nhẹ để giúp nệm khô nhanh chóng.

4.6. Tránh để nệm Foam tiếp xúc với nước
Tránh giặt hoặc ngâm nệm Foam trong nước vì điều này có thể làm tổn hại đến cấu trúc của nệm. Do đặc tính nhiều lớp của Foam, việc ngấm nước có thể khiến nệm mất đi độ đàn hồi và giảm tuổi thọ đáng kể.
5. Giải đáp câu hỏi thường gặp khi vệ sinh nệm
5.1. Nên vệ sinh nệm Foam bao lâu 1 lần?
Nếu nệm xuất hiện vết bẩn rõ ràng như nấm mốc hoặc chất lỏng bị đổ, bạn cần xử lý ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nệm. Trong trường hợp không có vết bẩn nghiêm trọng, bạn nên giặt ga giường ít nhất hai tuần một lần và hút bụi nệm hàng tuần để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Duy trì thói quen này không tốn quá nhiều thời gian nhưng sẽ giúp bạn có được giấc ngủ sạch sẽ và thoải mái hơn.
5.2. Có nên làm sạch nệm Foam bằng hơi nước không?
Việc sử dụng máy hơi nước để vệ sinh nệm Foam không được khuyến khích, vì nhiệt độ cao và độ ẩm có thể làm hỏng cấu trúc nệm, đồng thời tạo điều kiện cho hơi nước tích tụ, dẫn đến nguy cơ nấm mốc. Nếu gặp phải vết bẩn cứng đầu, bạn nên tháo rời vỏ nệm để giặt sạch, tránh ảnh hưởng đến phần lõi bên trong.

5.3. Có nên sử dụng máy sấy nhiệt để làm khô nệm không?
Do đặc tính hút ẩm mạnh, nệm Foam thường lâu khô. Bạn có thể sử dụng quạt hoặc máy sấy ở nhiệt độ thấp để đẩy nhanh quá trình làm khô. Tuy nhiên, tránh sử dụng nhiệt độ cao vì có thể làm hỏng chất liệu nệm. Ngoài ra, việc giữ không gian phòng thông thoáng cũng giúp nệm khô nhanh hơn và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Trong quá trình vệ sinh, việc nệm bị ẩm là điều khó tránh khỏi. Nếu không làm khô kịp thời, nấm mốc có thể xuất hiện, khiến bạn phải vệ sinh lại trong thời gian ngắn. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể tham khảo các dòng nệm Foam của INOAC – được sản xuất từ nguyên liệu cao cấp với khả năng thoáng khí tốt, giúp nệm nhanh khô và không gây bí bách. Đặc biệt, nệm PU Foam của INOAC có thiết kế vỏ bọc tháo rời, giúp việc làm sạch và phơi khô trở nên dễ dàng hơn.
5.4. Làm sao để tăng tuổi thọ của nệm?
- Sử dụng áo nệm và tấm bảo vệ: Bên cạnh ga giường giúp tăng tính thẩm mỹ, bạn nên trang bị thêm áo nệm và tấm bảo vệ chuyên dụng. Những lớp bảo vệ này giúp hạn chế bụi bẩn và vết bám, giúp bạn dễ dàng vệ sinh mà không cần làm sạch toàn bộ nệm, từ đó kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
- Xoay đầu nệm định kỳ: Sau khoảng 4 – 6 tháng sử dụng, bạn nên xoay hoặc lật nệm để tránh tình trạng lún một bên do áp lực dồn về một phía.
- Bảo quản đúng cách: Bên cạnh việc vệ sinh thường xuyên, bảo quản nệm đúng cách cũng là yếu tố quan trọng. Giữ nệm ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc, đồng thời hạn chế để nệm tiếp xúc trực tiếp với nước sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và duy trì trạng thái như mới.
- Chọn sản phẩm có chất lượng cao: Ngay từ khi mua, bạn nên ưu tiên các dòng nệm Foam được sản xuất với công nghệ tiên tiến để đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng.
Bằng cách áp dụng những phương pháp vệ sinh nệm foam mà Goodnight chia sẻ bên trên, bạn có thể giữ cho nệm Foam luôn sạch sẽ, thoáng mát và bền đẹp ngay tại nhà mà không cần dùng đến hóa chất tẩy rửa mạnh. Hãy duy trì thói quen vệ sinh định kỳ để nệm luôn trong trạng thái tốt nhất, mang lại giấc ngủ thoải mái và bảo vệ sức khỏe của bạn nhé.
Có thể bạn quan tâm
Tiêu chí lựa chọn nệm foam cho bé? Top 05 sản phẩm nệm nên mua
5 Nguyên nhân nằm nệm foam bị đau lưng? Cách khắc phục?
9 cách làm mát nệm foam hiệu quả trong những ngày oi bức
Top 3 mẫu nệm cao su foam đáng mua nhất 2025
Pu Foam là gì? Đặc điểm và ứng dụng nổi bật của Pu Foam
Foam là gì? Đặc điểm và ứng dụng của Foam