Giải mã: Nằm đệm không cần giường có tốt không?

Giải mã: Nằm đệm không cần giường có tốt không?

Hiện nay, thói quen sử dụng đệm dày không cần giường đang khá phổ biến ở nhiều gia đình Việt, nhất là những nhà có phòng ngủ nhỏ. Điều này giúp phòng ngủ tối ưu không gian mà vẫn tạo ra sự thoải mái, tiện nghi. Tuy nhiên, nằm đệm không cần giường có tốt không? Có những lưu ý quan trọng nào trước khi quyết định chọn nằm đệm thay giường? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này!

1. Nằm đệm không cần giường có tốt không? 

1.1. Ưu điểm 

Tối ưu không gian

Đối với các gia đình có phòng ngủ nhỏ, việc sử dụng đệm dày thay thế cho giường ngủ giúp tổng thể không gian trở nên rộng rãi, thoáng mát hơn. Thậm chí, gia chủ có thể dễ dàng lưu trữ gọn gàng mỗi khi không dùng đến.

An toàn với người già, trẻ em

Nệm dày được đặt ngay dưới sàn nhà giúp hạ thấp chiều cao hơn so với việc đặt trên giường ngủ. Điều này mang lại sự an toàn khi sử dụng, tránh tình trạng ngã từ giường cao xuống, nhất là với gia đình có trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi.

Tốt cho sức khỏe

Bề mặt sàn nhà chắc chắn và có độ phẳng tốt hơn so với giường ngủ. Chính vì vậy, nằm trên nệm dày đặt dưới đất giúp duy trì tư thế ngủ một cách tự nhiên, cơ thể được nâng đỡ tốt. Điều này góp phần làm giảm tình trạng nhức mỏi lưng sau khi ngủ dậy.

Hơn nữa, khi ngủ trên bề mặt bằng phẳng, máu sẽ lưu thông đều, không bị dồn ứ. Bạn sẽ hạn chế tình trạng tê bì chân tay hay các vấn đề về tim mạch.

Tiết kiệm tài chính

Sử dụng đệm nằm không cần giường còn giúp bạn tiết kiệm chi phí mua sắm giường. Với số tiền mua giường ngủ, bạn có thể đầu tư vào bộ chăn ga gối có tính năng kháng khuẩn hiện đại, điều hòa thân nhiệt vượt trội để bảo vệ sức khỏe gia đình. 

Nệm dày được đặt ngay dưới sàn nhà giúp hạ thấp chiều cao, từ đó tránh tình trạng trẻ nhỏ ngã từ giường cao xuống.
Nệm dày được đặt ngay dưới sàn nhà giúp hạ thấp chiều cao, từ đó tránh tình trạng trẻ nhỏ ngã từ giường cao xuống.

1.2. Nhược điểm

Dễ tích tụ bụi bẩn, nấm mốc

Mặt đất vốn là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn do chúng ta di chuyển hàng ngày. Vì thế, nằm đệm ở dưới đất có thể không tránh khỏi tình trạng bụi bẩn bám dính vào bề mặt đệm. Chưa kể đến các loại côn trùng như kiến, gián, rệp… cũng dễ ẩn náu vào bề mặt nệm gây ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe của bạn.

Có thể bị cảm lạnh với người sức đề kháng yếu

Vào mùa hè, việc ngủ nệm dưới đất sẽ mang lại cảm giác thoáng mát do nhiệt độ sàn nhà thấp. Tuy nhiên vào những ngày trời trở lạnh hoặc thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thấp từ sàn nhà có thể làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh, nhất là với người có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi.

Có thể thấy, nằm nệm không cần giường đem đến khá nhiều lợi ích cho người dùng như tiết kiệm chi phí mua giường, dễ dàng đổi chỗ ngủ, giảm đau nhức hay an toàn cho người già hay trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nằm nệm dưới đất có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, da liễu vì khó đảm bảo vệ sinh.

Vì vậy, nằm đệm không cần giường có tốt hay không còn tùy thuộc tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, sở thích cá nhân mà mỗi người sẽ có lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, nếu có thể khắc phục hết các bất lợi của việc nằm đệm dưới đất thì hình thức này mang lại khá nhiều lợi ích. Ngược lại, nếu bạn gặp các vấn đề sức khỏe thì nên cân nhắc chọn nằm giường.

Vậy nằm đệm không cần giường có tốt không?
Vậy nằm đệm không cần giường có tốt không?

Xem thêm: Nằm nệm dưới đất có tốt không? 5 Lưu ý bạn cần biết

2. 5 lưu ý quan trọng trước khi quyết định chọn nằm đệm thay giường

2.1. Bề mặt sàn nhà

Nạn cần xem xét bề mặt mặt sàn nhà có phù hợp để đặt nệm nằm đất hay không. Các bề mặt sàn nhà phù hợp đặt nệm dưới đất thay giường thường là làm bằng các loại gỗ tự nhiên không phun hóa chất; mặt sàn lát đá, gạch lát hay mặt sàn có trải thảm sợi tổng hợp.

2.2. Loại nệm sử dụng thay giường ngủ

Hầu hết các loại đệm đều có thể sử dụng thay giường ngủ tốt, tuy nhiên bạn cần phân loại rõ làm 2 trường hợp sau:

  • Nằm đệm thay giường lâu dài: Nên chọn đệm dày một chút khoảng từ 10cm trở lên (đối với đệm cao su, đệm foam), đối với đệm lò xo nên từ 24cm trở lên để đảm bảo các tiêu chí về sức khỏe. 
  • Nằm đệm thay giường trong thời gian ngắn (khoảng vài ngày): Có thể chọn các loại đệm mỏng như nệm trải sàn kiểu Nhật, đệm hơi, đệm bông ép,.. Vì chúng nhẹ, dễ dàng gấp gọn khi không sử dụng.

2.3. Nhiệt độ không gian

Nếu bạn ở khu vực có nhiệt độ vừa phải hoặc cao, nằm đệm không cần giường là lựa chọn lý tưởng. Còn nếu bạn sống ở khu vực có mùa lạnh, bạn nên kê thêm phản kê đệm để tăng khoảng cách với mặt sàn, tránh bị nhiễm lạnh. 

2.4. Vấn đề về dị ứng với bụi, lông động vật

Nếu nhà bạn nuôi thú cưng như chó, mèo hãy cân nhắc việc nằm đệm dưới đất. Bởi lẽ sàn nhà là nơi dễ tích tụ bụi bẩn, lông thú cưng. Khi đặt nệm trực tiếp xuống sàn, lông thú cưng rất dễ bám vào nệm, len lỏi vào các lớp chăn ga gối gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 

2.5. Sử dụng tấm pallet để kê đệm

Khi không có khung giường, không khí khó có thể lưu thông qua nệm nên dễ làm vi khuẩn phát triển. Để khắc phục điều này hãy để phòng thông thoáng, thường xuyên lật đệm hoặc sử dụng tấm pallet đặt dưới đệm để tạo sự thoáng khí.

Bạn nên sử dụng tấm pallet để kê đệm.
Bạn nên sử dụng tấm pallet để kê đệm.

Xem thêm: Top 5 loại nệm nên nằm để có sức khoẻ và giấc ngủ tốt nhất

3. Kinh nghiệm chọn mua nệm thay giường ngủ không thể bỏ qua

3.1. Khả năng nâng đỡ

Khi quyết định chọn ngủ nệm dưới đất, bạn nên cân nhắc chọn loại nệm có khả năng nâng đỡ cơ thể theo đường cong tự nhiên. Hãy ưu tiên chọn loại nệm có độ đàn hồi tốt để tạo sự êm ái khi ngủ đồng thời giúp hạn chế các vấn đề cột sống.

3.2. Kích thước phù hợp

Khi mua đệm, bạn nên cân nhắc chọn kích thước nệm phù hợp với diện tích phòng ngủ.  Nếu ngủ một mình, bạn có thể chọn nệm đơn, còn nếu từ 2 người trở lên có thể chọn nệm đôi tiêu chuẩn. 

Xem thêm: Lựa chọn nệm dày bao nhiêu thì tốt nhất cho sức khoẻ?

3.3. Tính tiện ích

Khi chọn nệm thay giường ngủ, bạn nên ưu tiên chọn các loại nệm có thiết kế linh hoạt, dễ gấp gọn hoặc di chuyển để thuận tiện bảo quản, vệ sinh. Ngoài ra, nệm nên có khả năng chống thấm, thoáng khí tốt để hạn chế ẩm mốc khi đặt trực tiếp xuống sàn. Nếu là người thường xuyên thay đổi chỗ ở, các loại nệm gấp 2, gấp 3 hoặc nệm hơi là lựa chọn phù hợp.

3.4. Chất liệu an toàn, không gây kích ứng

Chất liệu là yếu tố quan trọng khi chọn mua nệm nằm dưới đất. Hãy chọn loại nệm có chất liệu an toàn, không chứa hóa chất độc hại, không gây kích ứng da. Nên ưu tiên chọn loại nệm làm từ cao su thiên nhiên, memory foam hoặc nệm có lớp vải kháng khuẩn để hạn chế mùi khó chịu, thấm hút tốt.

3.5. Tuổi thọ bền

Một chiếc nệm tốt tuổi thọ trung bình từ 5 năm trở lên, các dòng chất lượng hơn sẽ từ 7 – 10 năm hay thậm chí 15 – 20 năm. Vậy nên hãy lựa chọn chiếc nệm có tuổi thọ từ mức trung bình trở lên để đảm bảo về mặt chất lượng.

Nếu đang có ý định chọn mua nệm nằm thay giường, bạn có thể cân nhắc chọn mua nệm Goodnight bởi độ đàn hồi tốt, có khả năng điều hòa thân nhiệt, hạn chế hầm bí khi ngủ.
Nếu đang có ý định chọn mua nệm nằm thay giường, bạn có thể cân nhắc chọn mua nệm Goodnight bởi độ đàn hồi tốt, có khả năng điều hòa thân nhiệt, hạn chế hầm bí khi ngủ.

4. Để chọn mua đệm nằm thay giường nên chọn thương hiệu nào uy tín?

Khi chọn mua nệm thay giường, thương hiệu là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. Goodnight là một trong những thương hiệu nệm đang được nhiều người tin dùng nhờ các ưu điểm vượt trội, bao gồm:

  • Nguyên liệu lành tính, đạt chứng nhận từ các tổ chức uy tín như ISO & OEKO-TEX.
  • Thiết kế chỉn chu đến từng đường nét giúp tạo nên nên cá tính cho không gian sống. 
  • Khả năng nâng đỡ tối ưu giúp mang lại giấc ngủ trọn vẹn, bảo vệ tốt cho cột sống. 
  • Đa dạng mẫu mã sản phẩm, độ bền cao, chống xẹp lún tốt.

Với thông điệp “Ngủ say – Sống YAY”, Goodnight cam kết chăm sóc giấc ngủ của bạn một cách trọn vẹn nhất. Đây chính là “bệ phóng” giúp bạn nâng tầm chất lượng sống, tự tin tỏa sáng vào ngày mai.
Bài viết của Goodnight đã giúp bạn đọc có được câu trả lời cho câu hỏi “Nằm nệm không cần giường có tốt không?”. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.

Rate this post