Hướng dẫn cách giặt nệm tại nhà đơn giản mà sạch như mới

Hướng dẫn cách giặt nệm tại nhà đơn giản mà sạch như mới

Nệm là nơi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể hàng ngày, dễ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc nếu không được vệ sinh thường xuyên. Việc vệ sinh nệm tại nhà định kỳ không chỉ giúp bảo vệ sức khoẻ mà còn kéo dài tuổi thọ nệm, mang lại không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn giặt nệm tại nhà hiệu quả, giúp nệm sạch như mới mà không cần tốn kém.

1. Tại sao nên giặt nệm thường xuyên?

Việc giặt đệm thường xuyên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và sức khoẻ của người nằm:

  • Nệm là nơi tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn: Hàng ngày, nệm phải tiếp xúc với mồ hôi, tế bào da chết, lông thú cưng và nhiều loại vi khuẩn từ môi trường. Nếu không vệ sinh nệm định kỳ, những tác nhân này có thể gây ra mùi hôi, vết bẩn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Ảnh hưởng của nệm bẩn đến sức khoẻ: Nệm không được làm sạch thường xuyên có thể là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc và mạt bụi sinh sôi. Điều này dễ dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ như dị ứng, bệnh hô hấp, viêm da, thậm chí làm trầm trọng hơn các bện lý có sẵn.
  • Lợi ích của việc giặt nệm định kỳ: Việc vệ sinh nệm thường xuyên giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, đem lại môi trường ngủ sạch sẽ, an toàn, hạn chế các bệnh ngoài da và bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, nệm sạch còn giúp duy trì độ bền và kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
Giặt nệm thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ và có giấc ngủ ngon
Giặt nệm thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ và có giấc ngủ ngon

2. Khi nào cần giặt nệm?

Việc giặt nệm nên diễn ra thường xuyên theo định kỳ hoặc bất cứ khi nào nệm bị bẩn:

  • Khi nệm có mùi hôi hoặc vết ố vàng: Mồ hôi, chất lỏng thấm vào nệm lâu ngày có thể gây ra mùi khí chịu và làm xuất hiện các vết ố vàng.
  • Khi xuất hiện bụi bẩn hoặc vết bẩn từ thức ăn, nước uống: Nếu vô tình làm đổ nước, thức ăn hay trẻ nhỏ tè dầm lên nệm, bạn cần vệ sinh ngay để tránh nệm bị thấm sâu và khó làm sạch.
  • Khi nệm có dấu hiệu bị ẩm mốc: Khí hậu nóng ẩm của Việt Nam khiến nệm rất dễ bị ẩm mốc. Nếu bạn thấy các đốm đen hoặc ngửi thấy mùi ẩm mốc, đây là dấu hiệu cần giặt đệm ngay.
  • Giặt nệm theo định kỳ: Dù không thấy dấu hiệu bẩn rõ ràng, bạn vẫn nên vệ sinh nệm định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần để duy trì độ sạch sẽ và bảo vệ sức khoẻ.

Nệm là nơi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể trong suốt thời gian dài, dễ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc nếu không được vệ sinh định kỳ. Việc giặt nệm đúng cách không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của nệm mà còn mang lại không gian ngủ sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết 7 bước giặt nệm tại nhà hiệu quả.

3. 7 bước giặt nệm tại nhà giúp nệm luôn sạch như mới

Nệm là nơi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể trong suốt thời gian dài, dễ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc nếu không được vệ sinh định kỳ. Việc giặt nệm đúng cách không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của nệm mà còn đem lại không gian ngủ sạch sẽ, thoáng mát, hỗ trợ giấc ngủ ngon và an toàn cho sức khoẻ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách giặt nệm tại nhà với 7 bước đơn giản mà hiệu quả.

3.1. Bước 1: Hút bụi và loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt nệm

Trước khi giặt nệm, bạn cần làm sạch bụi bẩn, tóc, lông thú cưng và các mảnh vụn nhỏ bám trên bề mặt nệm bằng cách sau:

  • Sử dụng máy hút bụi có đầu chổi mềm để hút sạch bụi bẩn trên toàn bộ bề mặt nệm, đặc biệt là các rãnh và mép nệm.
  • Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể dùng một chiếc bàn chải lông mềm chà nhẹ theo chiều vải của nệm để gom bụi lại, sau đó dùng khăn ẩm lau sạch.

Lưu ý: Không dùng vải ướt hoặc chổi cứng để quét bụi vì có thể làm bụi bám chặt hơn vào nệm, đặc biệt là các rãnh và mép nệm.

Dùng máy hút bụi hoặc bàn chải lông mềm để làm sạch bụi bẩn trên bề mặt nệm
Dùng máy hút bụi hoặc bàn chải lông mềm để làm sạch bụi bẩn trên bề mặt nệm

3.2. Bước 2: Xử lý các vết bẩn cứng đầu

Nệm dễ bị bám các vết bẩn từ mồ hôi, thức ăn, nước uống hay nước tiểu của trẻ nhỏ. Để làm sạch những vết bẩn này, bạn có thể áp dụng các cách vệ sinh nệm tại nhà như sau:

  • Đối với vết nước tiểu, mồ hôi: Pha hỗn hợp giấm trắng và baking soda theo tỉ lệ 1:1 rồi xịt hỗn hợp lên vùng bị bẩn và đợi 15 phút. Sau đó, dùng khăn sạch thấm nhẹ trên vết bẩn cho đến khi vết bẩn biến mất.
  • Đối với vết bẩn từ thức ăn, nước uống: Pha loãng nước giặt hoặc oxy già với nước sạch, sau đó dùng khăn thấm dung dịch rồi chạm nhẹ lên vết bẩn. Lặp lại động tác này nhiều lần cho đến khi vết bẩn mờ dần.
  • Xử lý vết ố vàng lâu ngày: Trộn hỗn hợp baking soda + oxy già + nước giặt theo tỉ lệ 2:1:1, sau đó thoa hỗn hợp này lên vết bẩn rồi chà nhẹ bằng bàn chải lông mềm. Để khô tự nhiên rồi lau sạch bằng khăn ẩm.
Xử lý các vết bẩn cứng đầu trên bề mặt nệm
Xử lý các vết bẩn cứng đầu trên bề mặt nệm

Lưu ý:

  • Không chà xát quá mạnh vì có thể làm hỏng lớp vải bọc nệm.
  • Tránh sử dụng hoá chất mạnh vì có thể gây kích ứng da khi tiếp xúc.

3.3. Bước 3: Làm sạch toàn bộ bề mặt nệm

Sau khi xử lý các vết bẩn cứng đầu, bạn cần làm sạch toàn bộ nệm để đảm bảo vệ sinh đồng đều.

Các bước giặt nệm:

  • Pha loãng nước giặt hoặc dung dịch xà phòng dịu nhẹ với nước ấm.
  • Dùng khăn sạch thấm vào dung dịch và lau nhẹ nhàng toàn bộ bề mặt nệm.
  • Chú ý lau kĩ các khu vực hay tiếp xúc với cơ thể như vùng vai, lưng và chân.
  • Dùng khăn ẩm sạch lau lạu để loại bỏ hết xà phòng còn sót lại.
Dùng khăn lau toàn bộ bề mặt nệm
Dùng khăn lau toàn bộ bề mặt nệm

Lưu ý:

  • Không đổ nước trực tiếp lên nệm để tránh nệm bị thấm nước gây ẩm mốc.
  • Nếu nệm có lớp bọc tháo rời, bạn nên giặt lớp bọc riêng bằng máy giặt để đảm bảo sạch sẽ hơn.

Ngoài ra, đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích khác về nệm được chia sẻ tại đây.

3.4. Bước 4: Khử mùi và diệt khuẩn cho nệm

Để loại bỏ mùi hôi và tiêu diệt vi khuẩn trên nệm, bạn có thể áp dụng phương pháp khử mùi tự nhiên mà hiệu quả như sau:

  • Rắc một lớp bột baking soda lên toàn bộ bề mặt nệm và để yên trong 30 – 60 phút.
  • Dùng máy hút bụi hút sạch lớp baking soda trên nệm.
  • Xịt một lớp tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu hoa oải hương, tràm trà hoặc sả chanh để tạo hương thơm dịu nhẹ.
Khử mùi và diệt khuẩn cho nệm bằng baking soda
Khử mùi và diệt khuẩn cho nệm bằng baking soda

Lưu ý:

  • Không sử dụng nước hoa hoặc chất tạo mùi hoá học vì có thể gây kích ứng da.
  • Nên thực hiện bước này mỗi 2 – 3 tháng/lần để giữ nệm luôn thơm tho.

3.5. Bước 5: Phơi và làm khô nệm đúng cách

Để cho nệm được khô thoáng, tránh ẩm mốc và duy trì độ bền của nệm, bạn có thể đặt nệm ở nơi thoáng gió, có ánh nắng nhẹ để hong khô tự nhiên. Nếu thời tiết ẩm, bạn có thể dùng quạt hoặc máy sấy ở chế độ sấy mát để nệm được mau khô. Kiểm tra độ khô bằng cách dùng tay ấn xuống nệm, nếu thấy còn ẩm, tiếp tục hong khô thêm vài giờ.

Lưu ý:

  • Tránh phơi nệm dưới ánh nắng gắt vì có thể làm hư hỏng lớp vải bọc nệm.
  • Không sử dụng máy sấy nhiệt độ cao vì có thể làm mất độ đàn hồi của nệm.
Nên phơi nệm ở nơi có nắng nhẹ hoặc hong khô tự nhiên
Nên phơi nệm ở nơi có nắng nhẹ hoặc hong khô tự nhiên

3.6. Bước 6: Kiểm tra và lắp lại nệm

Sau khi nệm đã khô hoàn toàn, bạn cần kiểm tra kĩ trước khi sử dụng lại. Hãy quan sát xem nệm còn vết bẩn hay mùi hôi không. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra độ khô của nệm bằng cách đặt tay lên bề mặt nệm và ấn xuống trong vài phút. Nếu thấy khô ráo hoàn toàn, có thể lắp lại nệm.

Kiểm tra nệm đã khô chưa bằng cách ấn tay lên bề mặt nệm
Kiểm tra nệm đã khô chưa bằng cách ấn tay lên bề mặt nệm

3.7. Bước 7: Duy trì vệ sinh nệm thường xuyên

Để giữ cho nệm luôn sạch sẽ và kéo dài tuổi thọ, bạn nên duy trì thói quen vệ sinh nệm định kì như sau:

  • Hút bụi cho nệm ít nhất 1 lần/tuần để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Sử dụng ga chống thấm để tránh nước hoặc chất lỏng khác thấm vào nệm.
  • Giặt ga giường, vỏ gối 1-2 tuần/lần để tránh vi khuẩn lan sang đệm.
  • Đặt giường nệm ở nơi khô ráo, thoáng mát để hạn chế nấm mốc.

4. Lưu ý khi giặt nệm tại nhà

Khi giặt nệm tại nhà, bạn cần lưu ý những điều sau để nệm được bền lâu hơn:

  • Không dùng quá nhiều nước: Nệm thấm nước rất lâu khô, dễ bị ẩm mốc nếu không được làm khô hoàn toàn. Vì vậy, chỉ nên dùng khăn ẩm lau nệm thay vì đổ nước trực tiếp.
  • Kiểm tra chất liệu nệm trước khi giặt: Một số loại nệm như nệm lò xo, nệm foam không thể giặt bằng nước mà chỉ nên vệ sinh khô. Hãy đọc kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất để tránh làm hỏng nệm.
  • Không sử dụng hoá chất mạnh: Các chất tẩy rửa mạnh có thể làm hỏng kết cấu nệm, gây kích ứng da. Khi giặt nệm nên ưu tiên các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ hoặc nguyên liệu tự nhiên như baking soda, giấm trắng.

5. Một số mẹo giúp nệm luôn sạch sẽ, thơm tho

Để nệm luôn sạch sẽ, thơm tho, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Sử dụng ga chống thấm: Ga chống thấm giúp ngăn chặn mồ hôi, nước tiểu hoặc chất lỏng thấm vào nệm, giúp nệm luôn sạch sẽ và dễ vệ sinh hơn.
  • Giặt ga giường, vỏ gối định kỳ: Ga giường và vỏ gối dễ bám bụi bẩn và vi khuẩn, nếu không giặt thường xuyên sẽ lây lan sang nệm. Hãy giặt ít nhất 1 lần/tuần để giữ giường ngủ sạch sẽ.
  • Hút bụi nệm hàng tuần: Việc hút bụi nệm thường xuyên giúp loại bỏ bụi mịn, lông thú cưng và ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.

Hy vọng các thông tin mà Goodnight cung cấp ở trên đã giúp bạn biết cách giặt nệm sao cho đúng để giữ nệm luôn mới và sạch sẽ. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp tận tình nhé.

Rate this post