5 cách khắc phục nệm bị lún đơn giản tại nhà!

5 cách khắc phục nệm bị lún đơn giản tại nhà!

Nệm bị xẹp hay bị lún, trũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến người dùng cảm thấy không thoải mái, chất lượng giấc ngủ bị giảm sốt, chưa kể còn ảnh hưởng không nhỏ tới các vấn đề về cột sống. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ nệm bị lún ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào đồng thời tiết lộ cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.

1. Nguyên nhân khiến nệm bị lún, trũng?

1.1. Quá tuổi thọ sử dụng

Dưới tác động của trọng lượng cơ thể và thời gian, tuổi thọ sử dụng nệm bị giảm sút, từ đó dễ dẫn đến tình trạng nệm bị trũng, xẹp lún. Theo đó, tuổi thọ trung bình của nệm thường từ 5-10 năm, tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm. Nếu sử dụng nệm quá thời gian khuyến nghị mà không có biện pháp bảo dưỡng đúng cách, tình trạng lún, trũng sẽ ngày càng trầm trọng.

1.2. Không xoay, lật nệm theo định kỳ 

Trong quá trình sử dụng nệm, nhiều người ít có thói quen xoay hoặc lật nệm định kỳ. Điều này dễ dẫn đến áp lực cơ thể khi nằm trên nệm chỉ dồn vào một số vị trí cố định. Theo thời gian, các khu vực này rất bị trũng, lún xuống thấp hơn so với toàn bộ bề mặt nệm. Hơn nữa,

việc không lật, xoay mặt nệm đều đặn còn khiến chất liệu bên trong bị mài mòn, thiếu chắc chắn.

1.3. Thói quen sử dụng sai sách

Sử dụng nệm không đúng cách cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến nệm nhanh chóng bị lún, trũng. Một số thói quen không tốt mà nhiều người vô tình mắc phải thường là:

  • Nhún nhảy tại một vị trí cố định trên nệm trong thời gian dài.
  • Đặt vật nặng trên nệm thường xuyên làm mất tính đàn hồi của bề mặt nệm.
Nhún nhảy tại một vị trí cố định trên đệm trong thời gian dài dễ khiến nệm bị lún.
Nhún nhảy tại một vị trí cố định trên đệm trong thời gian dài dễ khiến nệm bị lún.

1.4. Bề mặt kê nệm không phẳng

Nếu nệm lò xo bị lún hoặc nệm cao su non bị lún rất có thể do bạn đã đặt đệm trên một mặt phẳng thiếu bằng phẳng, độ dốc lớn hay bị võng, cong vênh. Từ đó, các áp lực không được phân bố đều trên bề mặt đệm nên dẫn đến tình trạng xẹp, lún nhanh hơn. 

1.5. Bảo quản, vệ sinh sai cách

Việc bảo quản, vệ sinh đệm sai cách, không đều đặn cũng là nguyên nhân khiến nệm nhanh xuống cấp. Bụi bẩn, vi khuẩn, sự ẩm mốc tích tụ lâu ngày trong nệm làm suy yếu cấu trúc bên trong, dần dần khiến chúng mất độ đàn hồi vốn có. Chưa kể, nệm tiếp xúc trực tiếp với nước hay độ ẩm cao còn khiến lớp mút bên trong dễ bị xẹp, mủn. 

1.6. Sử dụng nệm kém chất lượng

Chất lượng nệm quyết định đến khả năng nâng đỡ cũng như độ bền của sản phẩm. Những loại nệm có chất liệu giá rẻ, không đảm bảo tiêu chuẩn rất dễ khiến nệm bị trũng, mất đi độ đàn hồi chỉ sau một thời gian sử dụng. 

2. Nệm bị lún có sao không? 

2.1. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Nằm nệm bị lún khiến cơ thể không được nâng đỡ một cách đồng đều. Điều này khiến người dùng cảm thấy không thoải mái, khó tìm được tư thế thoải mái khi đi ngủ. Từ đó, giấc ngủ bị gián đoạn hay không còn sâu giấc. Một khi chất lượng giấc ngủ kém đi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc, khả năng tập trung của bạn vào ngày hôm sau.

2.2. Ảnh hưởng đến tâm lý

Như đã chia sẻ, khi nằm ngủ trên một chiếc nệm bị trũng, chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ kém đi. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến thể chất mà còn tạo ra các vấn đề về tâm lý. Tình trạng thiếu ngủ kéo dài dễ dẫn đến sự căng thẳng, tạo cảm giác khó chịu, bứt rứt.

Ngoài ra, bạn có thể khó tập trung vào công việc hay các hoạt động hàng ngày. Một giấc ngủ không thoải mái có thể tạo ra vòng luẩn quẩn, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bạn.

2.2. Ảnh hưởng đến cổ, vai, gáy và cột sống

Nằm trên nệm bị trũng, lún còn ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận trên cơ thể, nhất là khu vực cổ, vai, gáy và cột sống. Bởi lẽ các bộ phận này phải chịu phần lớn trọng lượng cơ thể suốt một ngày dài nên cần được nghỉ ngơi bằng việc nằm ngủ, nghỉ. Tuy nhiên, việc nằm nệm bị lún quá lâu khiến toàn bộ cơ thể bị đặt sai tư thế, từ đó gây ra đau nhức, mệt mỏi.

Nằm trên nệm bị trũng, lún còn ảnh hưởng đến các khu vực cổ, vai, gáy và cột sống.
Nằm trên nệm bị trũng, lún còn ảnh hưởng đến các khu vực cổ, vai, gáy và cột sống.

2.3. Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn

Việc nằm ngủ trên nệm bị lún còn có thể gây ra tình trạng chèn ép các mạch máu, làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu do cơ thể bị đặt sai tư thế. Hậu quả là bạn có thể rơi vào tình trạng bị tê bì chân tay mỗi khi thức dậy. Tình trạng này kéo dài còn làm suy giảm chức năng cơ thể. 

2.4. Ảnh hưởng thẩm mỹ không gian phòng ngủ

Một chiếc nệm bền bỉ, chắc chắn còn tô điểm cho không gian phòng ngủ. Thế nhưng khi bề mặt nệm bị xẹp lún sẽ khiến phòng ngủ trở nên thiếu tinh tế, giảm sức hút. Nó đặc biệt gây khó chịu với những ai chú trọng việc duy trì sự ngăn nắp, thẩm mỹ căn phòng. Một chiếc nệm bị lún, xấu xí còn có thể để lại ấn tượng xấu với khách đến chơi nhà.

Tham khảo thêm các bài viết dưới đây để tìm được nệm phù hợp cho bản thân:

3. Cách khắc phục nệm bị lún hiệu quả, đơn giản

3.1. Lật và xoay nệm định kỳ

Đổi mặt nệm từ sau khoảng 6 tháng đến 1 năm là cách khắc phục nệm bị lún hiệu quả. Cách này khiến trọng lượng cơ thể không tác động quá lâu tại một vị trí trên bề mặt nệm, từ đó tăng độ bền và tuổi thọ của nệm.

3.2. Trải thêm nệm topper

Nệm topper có thiết kế giống như chăn bông, bọc bên ngoài là vải cotton. Nếu nệm chỉ bị lún nhẹ, bạn có thể khắc phục bằng cách trải thêm một tấm topper lên trên để cải thiện độ phẳng và tăng độ êm ái khi nằm. Đây còn là cách kéo dài tuổi thọ cho đệm của bạn.

Đổi mặt nệm từ sau khoảng 6 tháng đến 1 năm là cách khắc phục nệm bị lún hiệu quả.
Đổi mặt nệm từ sau khoảng 6 tháng đến 1 năm là cách khắc phục nệm bị lún hiệu quả.

3.3. Thay thế các lớp bên trong nệm 

Một số dòng nệm có cấu tạo nhiều lớp cho phép bạn thay thế hoặc gia cố lớp bên trong (như lớp bông ép, mút hoặc lò xo) khi gặp bất cứ vấn đề gì. Vì vậy, bạn có thể liên hệ với nhà sản xuất hoặc trung tâm bảo hành để sửa chữa, thay thế. 

3.4. Vệ sinh nệm theo định kỳ

Vệ sinh đệm đúng cách góp phần kéo dài thời gian sử dụng, tuổi thọ của đệm. Vì vậy, bạn nên vệ sinh định kỳ đệm 1 tháng/1 lần hoặc 2 tuần/lần để đảm bảo sức khỏe. Thi thoảng, bạn cũng có thể mang nệm ra ngoài phơi nắng để giữ sự khô thoáng, loại bỏ ẩm mốc, mùi hôi và ngăn ngừa tình trạng lún.

3.5. Thay nệm mới

Nếu tình trạng nệm của bạn bị trũng, lún quá nặng nề, việc thay đệm mới là điều cần phải diễn ra. Tuy nhiên khi thay đệm mới, bạn nên lưu ý chọn sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín. Chất liệu, độ dày đệm cần phù hợp với cân nặng người dùng để kéo dài thời gian bị xẹp, lún.

4. Sử dụng nệm Goodnight chất lượng cao, nâng đỡ tối ưu, hạn chế xẹp lún 

Sử dụng nệm Goodnight chất lượng cao, nâng đỡ tối ưu, hạn chế xẹp lún.
Sử dụng nệm Goodnight chất lượng cao, nâng đỡ tối ưu, hạn chế xẹp lún.

Khi lựa chọn một chiếc nệm mới để thay thế, bạn cần cân nhắc đến chất lượng và khả năng nâng đỡ tối ưu của sản phẩm để hạn chế tình trạng bị xẹp, lún. Nệm Goodnight là một trong những thương hiệu được đánh giá cao nhờ khả năng hạn chế tình trạng bị lún, trũng hiệu quả:

  • Các sản phẩm nệm của Goodnight trải qua quy trình tuyển chọn kỹ lưỡng về chất liệu, an toàn và lành tính, đạt chứng nhận từ các tổ chức uy tín như ISO & OEKO-TEX. 
  • Thiết kế thông minh giúp phân bổ lực đồng đều trên toàn bộ bề mặt nệm giúp hạn chế tình trạng xẹp lún khi trọng lực chỉ dồn vào một điểm, đồng thời giảm áp lực lên các điểm tiếp xúc như vai, lưng và hông. Nhờ đó, người dùng có thể tận hưởng giấc ngủ ngon, bảo vệ cột sống một cách tối ưu.
  • Đa dạng dòng sản phẩm, kiểu dáng hiện đại phù hợp với từng nhu cầu sử dụng đồng thời giúp bạn “flex” không gian sống một cách đầy tự hào
  • Chính sách bảo hành dài hạn giúp khách hàng yên tâm sử dụng trong thời gian dài.

Bài viết vừa rồi của Goodnight đã giải thích cho bạn nệm bị lún có sao không và cách khắc phục đơn giản tại nhà. Mong rằng qua đây, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích để bảo quản và sử dụng một cách hiệu quả, gia tăng tuổi thọ của nệm nhé.

Rate this post